Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Cộng đồng 19 doanh nghiệp FDI trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh Tiền Giang (đang sử dụng 69.730 lao động) vừa gửi thư cầu cứu Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19.
Liên minh doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vừa có kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính lập Quỹ bảo lãnh cho vay, với hạn mức 100.000 tỉ đồng, để hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp và không cần tài sản đảm bảo là bất động sản.
Để phòng chống dịch, nhiều địa phương đã đặt ra các quy định, yêu cầu về xét nghiệm Covid-19 khác nhau, gây khó cho vận chuyển hàng hoá.
Một số quy định của Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Đất đai chồng chéo khiến cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại bị vướng mắc trong quá trình triển khai. Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho rằng, điều này khiến nguồn cung sụt giảm, làm thất thu nguồn ngân sách nhà nước rất lớn.
Các tỉnh miền Tây đã nới lỏng giãn cách xã hội, dần trở lại “bình thường mới”. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thủy sản vẫn sản xuất cầm chừng bởi nguyên liệu đã bắt đầu khan hiếm, trong khi công nhân vẫn còn thời gian cách ly theo quy định.
Trước những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp về một số điều luật, Nghị định, đã có bộ, ngành có động thái tích cực, vào cuộc tháo gỡ. Lãnh đạo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) khẳng định, việc sửa luật một cách đồng bộ "mang tính đột phá lớn, từ trước đến nay chưa bao giờ có".
Quy định đối với xe ngoại tỉnh đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) giao nhận hàng thì lái xe phải xét nghiệm COVID-19 đến 3 lần… đang gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa.
14 hiệp hội vừa kiến nghị Thủ tướng đưa kit xét nghiệm COVID-19 vào diện được trợ giá, bình ổn giá nhằm giảm gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp.
7 doanh nghiệp dệt may có 13.300 công nhân đề nghị được Thủ tướng quan tâm, hỗ trợ vaccine Covid-19 để trở lại sản xuất trước khi bị mất đơn hàng.
Việc các ngân hàng liên tiếp công bố con số lợi nhuận hàng nghìn, hàng vạn tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm trong bối cảnh hơn 85.000 doanh nghiệp lao đao và phải rời bỏ thị trường trong các tháng qua mang đến rất nhiều những phản ứng trái chiều. Rất nhiều hiệp hội ngành hàng cho rằng, dù có điều chỉnh hạ, mức giảm lãi suất của các ngân hàng hiện nay là chưa “thấm tháp” so với những khó khăn, thiệt hại mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải gánh chịu.
Hàng loạt Hiệp hội, ngành hàng đã kiến nghị Chính phủ cho áp dụng chính sách ưu đãi thuế, phí... để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19.
Dịch bệnh, phong tỏa, giãn cách kéo dài làm nhiều doanh nghiệp tại Nghệ An đứng trước nguy cơ phá sản, đề nghị hỗ trợ, giải cứu.