Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Kiến nghị 5 nội dung của Dự thảo trong Công văn số 10451/BTC-CST ngày 08/8/2017 của Bộ Tài chính về thuế nhập khẩu linh kiện ô tô giai đoạn 2018-2022

Chủ nhật, 29-09-2017 | 09:50:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Kiến nghị 5 nội dung của Dự thảo trong Công văn số 10451/BTC-CST ngày 08/8/2017 của Bộ Tài chính về thuế nhập khẩu linh kiện ô tô giai đoạn 2018-2022

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Công ty CP ô tô TMT (Công ty TMT)

Công văn: 2360/PTM - VP, Ngày: 21/09/2017

Nội dung kiến nghị:

Kiến nghị 5 nội dung của Dự thảo trong Công văn số 10451/BTC-CST ngày 08/8/2017 của Bộ Tài chính về thuế nhập khẩu linh kiện ô tô giai đoạn 2018-2022 gồm:

  1. Về xe du lịch:

- Về sản lượng chung: Doanh nghiệp đồng ý với Dự thảo. Sản lượng riêng tối thiểu một mẫu xe hiện nay quá cao, thay vì số lượng xe giữ nguyên như vậy nên áp dụng cho 03 mẫu xe để doanh nghiệp còn có thêm thời gian chuẩn bị cho đầu tư sản xuất.

- Lộ trình nội địa hóa: nhất trí lộ trình 20%, 25%, 30%, 35% và 40% như dự thảo.

- Đối tượng thực hiện: có 03 đơn vị tham gia thực hiện là phù hợp nên đoanh nghiệp đồng ý như dự thảo.

  1. Đối với xe tải:

- Về sản lượng chung: Theo doanh nghiệp, quy định sản lượng ô tô từng năm cho mỗi doanh nghiệp hiện nay chưa sát với thực tế sản xuất, vì vậy cần phân bổ số lượng từng năm theo thực tế sản xuất và nhu cầu của thị trường. Nên điều chỉnh số lượng 03 năm đầu giảm xuống để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm thời gian đầu tư máy móc thiết bị cho nội địa hóa. Khi đầu tư sản xuất cố định 02 năm sau điều chỉnh số lượng tăng lên để bù vào cho 03 năm đầu. Tổng số lượng 05 năm theo Dự thảo của Bộ Tài chính vẫn không thay đổi là 56.000 xe / 5 năm.

Lộ trình

2018

2019

2020

2021

2022

Tổng 2018-2022

Sản lượng chung tối thiểu đối với xe tải thuộc nhóm 8704 và 8705, khí thải mức 4 giai đoạn 2018-2022, mức 5 từ năm 2022 trở đi

7.000

8.000

11.000

14.000

16.000

56.000 xe tải các loại

Trong đó phải đạt sản lượng riêng tối thiểu cho 3 mẫu xe tải

doanh nghiệp được tùy chọn xe: nhẹ, trung, nặng và tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước

2.000 xe và 15%

2.500 xe và 20%

3.000 xe và 25%

4.000 xe và 35%

4.500 xe và 40%

Tổng cộng 16.000 xe

Theo doanh nghiệp, vì giá trị đầu tư cho sản xuất và giá trị thực tế của một xe hạng trung, hạng nặng thực tế bằng 30-40% xe hạng nhẹ nên số lượng phân bổ xe đạt sản lượng riêng tối thiểu như trên là hợp lý.

Doanh nghiệp cho rằng không nên quy định cứng nhắc là xe tải dưới 5 tấn, do Việt Nam là nước đang phát triển, hơn nữa thực tế hiện nay nhu cầu tại thị trường trong nước hàng năm đang dịch chuyển từ xe dưới 5 tấn sang loại xe trên 5 tấn, mỗi năm dịch chuyển khoảng từ 5-7%. Nếu sau 5 năm nữa các doanh nghiệp chỉ đầu tư cho một loại xe dưới 5 tấn thì khủng hoảng thừa sẽ xảy ra, mặt khác các loại xe khác lại rất thiếu, bị mất cân đối trên thị trường. Doanh nghiệp được biết trên 60% xe xuất khẩu vào ASEAN của các thương hiệu toàn cầu trong đó có TÂT là loại xe hạng trung, hạng nặng trên 5 tấn đến 34 tấn. Do đó nếu Việt Nam có xe chỉ dưới 5 tấn thì rất hạn chế cho việc xuất khẩu sau này.

- Về sản lượng riêng tối thiểu: yêu cầu trong Dự thảo quá cao, chưa phù hợp với thực tế sản xuất. Thêm nữa bắt đầu từ 01/01/2018 Việt Nam phải áp dụng quy định khí thải mức 4, giá thành xe sẽ tăng cao so với mức 2 cao nhất là 6.000 USD /xe (hạng trung, hạng nặng) và thấp nhất cũng là 3.000 USD /xe, “đối với xe tải trọng trên 5 tấn” thị trường cần có thêm thời gian thích ứng dần dần. Chỉ nên như vậy chính sách khi ban hành mới đi vào cuộc sống. Nếu vẫn quy định như cũ thì duy nhất có được một mẫu xe tải xuất khẩu đã bị bão hòa dẫn đến doanh nghiệp đầu tư rất khó, đồng thời là Nhà nước thu được thuế thấp. Vì vậy doanh nghiệp đề nghị, cũng như đối với xe du lịch, nên cho tối thiểu có 03 doanh nghiệp được đăng ký tham gia, và mỗi doanh nghiệp phải đăng ký tùy chọn tối thiểu ba mẫu xe tải, có thể là xe hạng nhẹ, hạng trung và hạng nặng theo nhu cầu thực tế của thị trường, được nội địa hóa sau 5 năm đạt 40% giá trị sản xuất trong nước. Khi đó sẽ có được 09 mẫu xe xuất khẩu của Việt Nam, mang lại thuế cho mỗi một mẫu xe như dự thảo.

Theo thực tế sản xuất, 03 năm đầu số lượng thấp một chút tạo thêm thời gian cho doanh nghiệp sản xuất chuẩn bị cho đầu tư nội địa hóa, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, mua máy móc thiết bị (3 năm này chưa xuất khẩu được), do vậy số lượng vừa phải. Từ năm thứ 4 trở đi có thêm số lượng xuất khẩu vào ASEAN nên có cơ sở tăng về số lượng sẽ bù lại 3 năm đầu thu thuế của Nhà nước không tăng.

- Về tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước: Theo Dự thảo là 15%, 20%, 25%. 35% và 40%, rất sát với thực tế hiện nay nên doanh nghiệp đồng ý như dự thảo.

  1. Đề nghị cần bổ sung thêm xe MiniBus:

Lộ trình

2018

2019

2020

2021

2022

Tổng 2018-2022

Sản lượng chung tối thiểu đối với xe MiniBus (ô tô chở người từ 10 chỗ tới 19 chỗ)

550

15%

650

20%

750

25%

900

30%

1.000

40%

3.850 xe

Nội địa hóa 40%

  1. Thời gian và hiệu lực của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi cho các loại xe:

Đối với các loại xe: du lịch, MiniBus và xe tải, đề nghị được áp dụng ngay từ 01/10/2017. Do doanh nghiệp sản xuất lắp ráp muốn có xe để bán cũng phải nhập khẩu linh kiện, sản xuất lắp ráp sẽ mất thời gian tối thiểu từ 50-60 ngày. Mặt khác thuế xe nguyên chiếc của các nước ASEAN sẽ về 0% bắt đầu từ 01/01/2018.

Doanh nghiệp được biết trên thế giới, chưa có quốc gia nào khi phát triển ngành công nghiệp ô tô chỉ có duy nhất một doanh nghiệp được tham gia. Chẳng hạn Nhật Bản cách đây hơn 80 năm đã từng phát triển sản xuất ô tô theo chiều ngang, với trên 120 doanh nghiệp được tham gia sản xuất. Sau khi Chính phủ Nhật Bản thay đổi chính sách, tới nay cũng còn không ít hơn 06 doanh nghiệp chủ lực hàng đầu sản xuất ô tô cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tương tự là Hàn Quốc, qua 50 năm phát triển ngành công nghiệp ô tô với nhiều biến cố và các thay đổi định hướng về chính sách của Chính phủ, hiện tại vẫn cho tồn tại 05 doanh nghiệp chủ lực sản xuất ô tô phục vụ tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Với những lý do đó, khi xem xét quy định dự thảo theo Công văn số 10451/BTC-CST ngày 08/8/2017 của Bộ Tài chính qua góc độ thực tế sản xuất và với mong muốn nghiêm túc thực hiện đúng chính sách thuế sắp được ban hành, Công ty cổ phần ô tô TMT đề nghị Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan cân nhắc: Nếu chính sách về xe tải chỉ có duy nhất một doanh nghiệp, có một loại xe lại là loại xe dưới 5 tấn, trong khi hàng năm nhu cầu thị trường đang di chuyển mạnh sang loại xe có tải trọng cao hơn là hạng trung, hạng nặng thì có hay không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của người tiêu dùng và doanh nghiệp, có hay không vi phạm Luật cạnh tranh, Luật bảo vệ người tiêu dùng và Luật chống độc quyền. Theo Công ty, chính sách về xe tải nên cho ít nhất 3 đơn vị tham gia sản xuất xe tải, tương tự như có 3 đơn vị sản xuất xe du lịch, như vậy mới phù hợp thực tế, theo đúng quy luật của kinh tế thị trường, đảm bảo hiện thực hóa Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 mà Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành.

  1. Về phương án giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN:

Nội dung Dự thảo nêu ra hai phương án giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với linh kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí đề ra.

- Theo phương án 1: Chỉ giảm 163 dòng thuế linh kiện ô tô nhập khẩu.

- Theo phương án 2: Chỉ giảm 61 dòng thuế linh kiện ô tô nhập khẩu.

Công ty cổ phần ô tô TMT nhận thấy việc giảm thuế suất nhập khẩu đối với số dòng thuế đã nêu như trong cả 2 phương án trên là chưa đầy đủ vì ngoài những dòng thuế đề xuất cắt giảm về mức 0% theo phương án 1, phương án 2 thì hiện nay vẫn còn 47 dòng thuế áp dụng mức thuế suất MFN từ 3% đến 25%.

Từ ngày 01/01/2018, xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN về Việt Nam đều áp dụng mức thuế suất nhập khẩu 0%.

Như vậy, do vẫn còn nhiều dòng thuế linh kiện ô tô nhập khẩu vẫn chịu mức thuế suất MFN (47 dòng thuế áp dụng mức thuế suất MFN từ 3% đến 25%) nên xe ô tô sản xuất lắp ráp trong nước phải chịu thuế suất cao dẫn đến giá thành sản xuất xe trong nước tăng cao, làm xe trong nước khó cạnh tranh với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN. Thêm vào đó, dung lượng thị trường cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay nhỏ trong khi ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển cũng làm cho chi phí sản xuất trong nước cao hơn các nước trong khu vực ASEAN.

Để tạo điều kiện cho ngành sản xuất ô tô trong nước phát triển, tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khu vực ASEAN và tiến tới xuất khẩu thành công sản phẩm ô tô của Việt Nam sang các nước trong khu vực ASEAN theo mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra, Công ty TMT kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xem xét giảm bằng 0% đối với toàn bộ các dòng thuế nhập khẩu linh kiện cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.


Đơn vị phản hồi: Bộ Tài chính

Công văn: 13757/BTC-CST; 15360/BTC - CST, Ngày: 12/10/2017

Nội dung trả lời:

Các kiến nghị của Công ty đã được Bộ Tài chính nghiên cứu, tổng hợp để báo cáo Chính phủ xem xét tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 ban hành Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Ngày 12/10/2017, Bộ Tài chính đã có công văn số 13757/BTC-CST về việc thuế nhập khẩu linh kiện ô tô trả lời kiến nghị của Công ty cổ phần ô tô TMT. Các kiến nghi của Công ty đã được Bộ Tài chính nghiên cứu, tổng hợp để báo cáo Chinh phủ xem xét lại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 ban hành Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Hanh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

 

Ý kiến bạn đọc (0)