Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Tên kiến nghị: không đưa nước ngọt cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất công nghiệp thuộc diện danh mục mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì nếu đưa vào áp dụng sẽ đánh trực tiếp vào nhà sản xuất, chế biến và người tiêu dùng trong nước.
Tình trạng: Đã phản hồi
Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam
Công văn: 2360/PTM - VP, Ngày: 21/09/2017
Nội dung kiến nghị:
Bộ Tài chính có công văn số 10958/BTC-CST ngày 17/8/2017 đưa ra dự thảo Tờ trình và kèm theo dự thảo sửa đổi, bổ sung luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) lấy ý kiến. Trên cơ sở tham khảo ý kiến góp ý của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (FDI) sản xuất, chế biến kinh doanh xuất khẩu cà phê, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam tổng hợp và có ý kiến như sau:
Cà phê Việt Nam đóng góp lớn trong nguồn ngân sách của nhà nước. Hàng năm xuất khẩu 1,3 – 1,5 triệu tấn cà phê nhân với trị giá kim ngạch từ 2,5 tỷ USD- 3 tỷ USD. Tuy nhiên tỷ lệ cà phê chế biến vẫn ở mức thấp so với các nước chỉ đạt trên 10%. Tiêu dùng trong nước mới chỉ ở mức 7-8% trong khi đó các nước như Brasil đạt 45% và Indonesia mức 35%. Do vậy giá trị gia tăng của cà phê Việt Nam rất thấp.
Theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT, chế biến cà phê đến năm 2030 đạt 30-40% sản lượng. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước và FDI đang tập trung xây dựng nhà máy chế biến tại các vùng trồng cà phê.
Việt Nam đang đàm phán các RTA(s)/FTA với các nước để mở cửa thị trường nhập khẩu, giảm thuế nhập khẩu cà phê chế biến từ 0 – 5% tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chế biến trong thời gian tới.
Hơn nữa, cà phê không phải là mặt hàng nước uống có hại cho sức khỏe mà theo tài liệu nghiên cứu của tổ chức cà phê thế giới (ICO) uống cà phê lại có lợi cho sức khỏe, như :
Để tiếp tục kích cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cà phê chế biến trong tương lai thực hiện đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh cà phê Việt Nam theo hướng phát triển bền vững và giá trị gia tăng” của Hiệp hội trình Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu của giai đoạn phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam: giữ vững vị trí nước xuất khẩu cà phê nhân thứ 2 trên thế giới; đẩy mạnh khâu chế biến cà phê đưa giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 lên 5-6 tỷ USD, với phương châm “năng suất – chất lượng và giá trị gia tăng”.
Với những lý do nêu ở trên, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam kính đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc không đưa nước ngọt cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất công nghiệp thuộc diện danh mục mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì nếu đưa vào áp dụng sẽ đánh trực tiếp vào nhà sản xuất, chế biến và người tiêu dùng trong nước.
Đơn vị phản hồi: Bộ Tài chính
Công văn: 15219 / BTC - CST, Ngày: 06/11/2017
Nội dung trả lời:
Nội dung kiến nghị của Hiệp hội liên quan đến đề xuất đưa nước ngọt vào đối tượng chịu thuế TTĐB tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một sô điêu của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế TTĐB, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế tài nguyên và luật thuế xuất nhập khẩu(dựbán Luật).
Hiện dự án Luật đang trong quá trình tổng hợp ý kiến các bộ, ngành địa phương, hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân để trình chính phủ trình Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018.
về nội dung kiến nghị của Hiệp hội, Bộ Tài chính cũng nhận được văn bản đóng góp ý kiến vào dự án Luật và Bộ Tài chính đã tổng họp, tiếp thu, giải trình theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đề báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét