Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Hoàn thuế tự vệ thép đã nộp của năm 2016

Thứ bẩy, 12-04-2018 | 14:37:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Hoàn thuế tự vệ thép đã nộp của năm 2016

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Công ty CP que hàn Việt Đức

Công văn: 0707/PTM - VP; 4096/BCT - PVTM, Ngày: 12/04/2018

Nội dung kiến nghị:

Theo Công ty Việt Đức, Bộ Công thương khi ban hành chính sách bảo hộ ngành thép đã không xem xét đầy đủ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác trong nước, dẫn đến mặt hàng thép dùng để sản xuất que hàn trong nước chưa sản xuất được nhưng vẫn bị áp thuế tự vệ. Sau khi có kiến nghị của DN và các hiệp hội, Bộ Công thương đã có quyết định số 3914/QĐ-BCT ngày 29/9/2016, miễn trừ áp dụng các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu có mã HS7227.90.00 cho đối tượng là các DN sản xuất vật liệu hàn trong nước.

Công ty Việt Đức là doanh nghiệp sản xuất, không trực tiếp NK nguyên liệu mà ký hợp đồng mua dây thép làm vật liệu hàn qua các công ty thương mại trong nước. Các lô hàng thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất que hàn được giao hết cho Công ty Việt Đức và không có lượng thép dư bán ra thị trường. Giá trong hợp đồng thương mại đã bao gồm thuế tự vệ và các loại thuế phí theo quy định.

Công ty đã trình bày với Bộ Công thương trước khi Bộ có quyết định số 3914/QĐ-BCT. Bộ cũng có đoàn kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp để xác định năng lực sản xuất của doanh nghiệp và Công ty đã báo cáo đoàn kiểm tra đồng thời gửi ý kiến tới Bộ bằng văn bản. Vấn đề đặt ra là với các lô hàng nhập khẩu Công ty đã ký hợp đồng trước khi quyết định 3914/QĐ/BCT được ban hành, đã không được sửa đổi để đáp ứng theo yêu cầu của quyết định 3914/QĐ-BCT

Ngoài ra, theo Công ty Việt Đức, thép nhập khẩu để sản xuất vật liệu hàn đúng ra không phải chịu thuế tự vệ. Công ty đã phải ứng vốn để các công ty thương mại nộp thuế nhưng khi hoàn thuế, Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan không đồng ý, không quan tâm đến thực tế kinh doanh mà chỉ căn cứ vào Luật thuế XK, thuế NK để giải thích cho xong.

Công ty Việt Đức cho rằng Bộ Công thương đã không tính đến đặc thù của doanh nghiệp như Công ty Việt Đức và thực tế khách quan. Hậu quả là Công ty Việt Đức vẫn chưa được hoàn thuế của các lô hàng thép nhập khẩu của năm 2016, dẫn đến tình trạng thiếu vốn sản xuất trong năm 2017, gây ra nhiều khó khăn, thiệt hại cho Công ty

 


Đơn vị phản hồi: Bộ Công Thương; Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính

Công văn: 2448/TCHQ - PC, Ngày: 07/05/2018

Nội dung trả lời:

  • Tổng cục Hải quan:

Tổng cục hải quan đã có công văn số 3410/TCHQ - TXNK ngày 23/05/2017 và công văn số 5313/TCHQ - TXNK ngày 10/08/2017 về việc hoàn trả tiền thuế tự vệ theo quyết định số 3914/QĐ - BCT của Bộ Công thương gửi Công ty CP que hàn điện Việt Đức.

Tổng cục Hải quan nhận được vướng mắc về việc hoàn trả tiền thuế tự vệ đốì với mặt hàng thép theo Quyết định 3914/QĐ-BCT của Bộ Công Thương. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 thì người nộp thuế bao gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; tổ chức, hộ gia đinh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tồ chức, cá nhận làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.    "              .

Căn cứ quỵ định tại điểm g khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan số 12/2014/QH13 thì người khai hải quan là chủ hàng, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung.

Căn cứ quy định tại khọản 4 Điều 15 Luật Thuế xuất khấu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì Bộ Tài chính quy định, việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giả, thụế chống trợ cấp, thuế tự vệ.

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày. 22/7/2013.,của Chỉnh phủ; điểm b khoản 1 Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa trong trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, . thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.

Căn cứ quy định tại điếm b khoản 5 Điều 39 Thông tư sổ 38/2015/TT-BTC thi số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đã nộp theo Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cẳp tạm thời của Bộ trưởng Bộ Công Thương lớn hơn số tiền thuế phải nộp sau khi có Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp chính thức của Bộ trưởng Bộ cồng Thương được hoàn trả cho đối tượng nộp thuế.

Căn cứ quy định tại Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 07/3/2016 của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài.

Càn cứ quy định tại Quyết định số 2968/QĐ-BCT ngày 18/7/2016 của Bộ Công Thương về viậc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phôi thép và thép dài.

Căn cứ quy định tại Điều 1, 2 Quyết định số 3914/QĐ-BCT ngày 29/9/2016 của Bộ Công Thương thì: Miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ theọ Quyết định số 2968/QĐ-BCT ngày 18/7/2016 của Bộ Cồĩig Thương đối với sản phẩm thép dây có mã HS 7227.90.00 cho các công ty nhập khẩu để sản xuất vật liệu hàn. Danh sách, các công ty và lượng nhập khẩu ước tính hưởng miễn trừ trong năm 2016 được liệt kê tại Phụ lục kèm theo Quyết định nàỷ; Cho phép các công ty được hưởng miễn trừ được hoàn lại tiền thũế tự vệ đã nộp theo Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 07/3/2016 của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời và Quyết định số 2968/QĐ-BCT ngày 18/7/2016 của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp tự vệ chinh thức đối với sản phẩm phôi thép và thép dài.

Ngàỵ 21/4/2017, Bộ Công Thương có công văn số 3429/BCT-QLCT về vướng mắc miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ, theo đó: Căn cứ quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 4 Luật thuế xuất khấu, thuể nhập khẩu số 107/2016/QH13 Thuế phòng vệ thương mại (bao gồm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tợ vệ) được xác định là thuế nhập khẩu bổ sung nên việc, thu nộp và hoàn thuế phòng vệ thương mại cần được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.

Đối chiểu với qúy định nêu trên, trên cơ sở ý kiến tham gia của Bộ. Công Thương tại công văn số 3429/BCT-QLCT, trường hợp trong năm 20lố các công ty có tên nêu tại Quyết định số 3914/QĐ-BCT không nhập khẩu mà mua lại mặt hàng thép có mã HS 7227.90.00 của các công tv thương mại toong nước để sản xuất vật liệu hàn thì không đủ điều kiện để được hưởng miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ, theo đó cơ quan hải quan không đủ cơ sở để hoàn trả tiền thuế tự vệ.

  • Bộ Công thương:

Ngày 20 tháng 6 năm 2017, thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ tại công văn số 63 56/VPCP-ĐMDN về kiến nghị ngày 03 tháng 6 năm 2017 của doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã có công văn số 6046/BCT-QLCT ngày 7 tháng 7 năm 2017 ừả lời Công ty Việt Đức về kiến nghị hoàn thuế tự vệ đối với các lô hàng đã nhập khẩu năm 2016, cụ thể như sau:

Sau khi ban hành Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 07 tháng 03 năm 2016 về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời và Quyết định số 2968/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7 năm 2016 về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối vói mặt hảng phôi thép và thép dài, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3914/QĐ-BCT ngày 29 tháng 9 năm 2016 về việc miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ và cho phép hoàn lại tiền thuế tự vệ đã nộp. Theo đó, Công ty Việt Đức thuộc danh sách được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ và được hoàn lại tiền thuế tự vệ đã nộp.

Theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội, thuế phòng vệ thương rnại được xác đinh là thuế nhập khẩu bổ sung nên việc thu, nộp và hoàn thuế phòng vệ thương mại cần được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trong quá trình thực hiện Quyết định số 3914/QĐ-BCT, Công ty Việt Đức phản ánh trong năm 2016 công ty không trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu sản phẩm thép để phục vụ sản xuất mà mua lại mặt hàng này từ các công ty thương mại nhập khẩu. Do đó, Công ty Việt Đức kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét hoàn lại số thuế tự vệ mà công ty Việt Đức đã ứng trước cho các công ty thương mại nhập khẩu trong năm 2016 Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan cho biết theo quy định hiện hành (Thông tư số 38/2015/TT-BTC) thì Công ty Việt Đức không phải là “người nộp thuế” nên không có cơ sở pháp lý để hoàn lại thuế tự vệ đã nộp cho Công ty Việt Đức.

Ngày 19 tháng 9 năm 2017, Bộ Công Thương đã có văn bản số 8676/BCT- PVTM gửi Bộ Tài chinh về kiến nghị của công ty Việt Đức, cụ thể:

Bộ Công Thương nhận thấy ý kiến của Tổng cục Hải quan — Bộ Tài chính là đứng theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, do thuế tự vệ là thực tiễn mới được áp dụng tại Việt Nam nên các thủ tục thu, nộp và hoàn thuế tự vệ chưa được nhiều doanh nghiệp biết tới. Bên canh đó, trong quá trình thực thi đã phát sinh một số vấn đề pháp lý do nhiều quy định chưa phù họp hoàn toàn với thực tế. Các vấn đề này đều đã được Bộ Công Thương và Bộ Tải chính, Tổng cục Hải quan phối hợp giải quyết thỏa đáng. Do đó, vói trường họp của Công ty Vỉệt Đức, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại hồ sơ và nếu có thể thì có phương án giải quyết cho Công ty để giảm bớt khó khăn cho Công ty.

Bộ Công Thương đã tiến hành làm việc để giải thích cũng như có công văn ữả lời cho doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ đã kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giải quyết cho Công ty do việc hướng dẫn.và thực thi thu, nộp .và hoàn thuế tự vệ.thuộc thẩm quyền và chức năng của Bộ Tài chírih.

về vấn đề pháp lý, hiện nay những bất cập về việc miễn trừ đã được khắc phục và quy đinh cụ thể tại Điều 7 Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 và Thông tư 06/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 20 tháng 4 năm 2018 quy định một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Ý kiến bạn đọc (0)