Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Giảm chi phí cho doanh nghiệp theo Nghị quyết 35 chưa đi vào thực tế và còn chậm.

Thứ bẩy, 12-06-2017 | 16:16:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Giảm chi phí cho doanh nghiệp theo Nghị quyết 35 chưa đi vào thực tế và còn chậm.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng

Công văn: 0874/PTM-VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

Các nhà đầu tư sẽ hạn chế đầu tư vào ĐBSCL nếu không được Bộ GTVT giãn thời gian thu phí của các dự án từ 10 năm ra 15 năm và mức phí giảm tương ứng còn 70% với trường hợp các trạm thu phí quá dầy như hiện nay ở ĐBSCL.     

Chưa bao giờ như ở đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp, DN sợ phí trốn trạm, phải chạy tuyến đường vòng, cày phá đường nông thôn, không còn khuyến khích sản xuất vì đội giá thành cho DN, có DN phải tìm đường chạy né Quốc lộ 1, đó là năm 2016 chỉ mới có 1 trạm. Khi được hỏi thì DN cho biết họ chuyển qua đi phà Đại Ngãi nhằm tiết kiệm chi phí nhưng đường tuyến huyện thì hẹp nên tài xế chạy rất mệt nhưng không có cách nào khác vì không tăng được cước vận chuyển.

Sắp tới đây từ đoạn đường Bạc Liêu đi đến Cần Thơ chưa tới 120 km nhưng có đến ba trạm thu phí, mật độ trạm quá dầy làm mọi người dân và DN đi lại đều than phiền, chi phí tăng cao không còn lợi nhuận.


Đơn vị phản hồi: Bộ Giao thông Vận tải

Công văn: 4926/BGTVT - VP, Ngày: 09/05/2017

Nội dung trả lời:

Trước hết, phải khẳng định việc miễn, giảm giá dịch theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của chính phủ đã được Bộ GTVT chủ động, quyết liệt thực hiện và từng bước trực tiếp gián tiếp đến chi phí cho các doanh nghiệp Cụ thể như sau:
a. Việc miễn, giảm phí (hoặc giá dịch vụ sử dụng dịch vụ đường bộ)

- Ngay từ khi lập dự án đầu tư, trong tính toán phương án tài chính, Bộ GTVT đã tính toán giảm mức thu phí đối với các phương tiện cơ giới có nhu cầu đi lại nhiều lần qua các trạm thu phí (những phương tiện của người dân trong khu vực có đặt trạm thu phí...), miễn phí đối với các phương tiện xe thô sơ, xe gắn

máy. Cụ thê, ngoài vé lượt cho các phương tiện qua lại còn có vé tháng và vé quý. Đối với vé tháng, mệnh giá vé tháng chỉ bằng 30 lần mệnh giá vé lượt; vé quý băng 3 lần mệnh giá vé tháng và chiết khấu 10%; cả hai loại vé này các phương tiện được đi lại không giới hạn số lượt đi qua trạm trong thời hạn vé. Như vậy, việc xem xét giảm phí cho các phương tiện đi lại nhiều lần qua trạm đã được thực hiện ngay từ khi nghiên cứu lập dự án đầu tư và đã đươc quy đinh cụ thể tại các Thông tư 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính trước đây cũng như Thông tư 35/2016/TT-BGTVT của Bộ GTVT đang có hiệu lực thi hành.

-  Cuối năm 2015, Bộ GTVT đã chủ động có văn bản số 17178/BGTVT-TC ngày 25/12/2015 gửi Bộ Tài chính đề nghị tạm dừng lộ trình tăng phí tại các Thông tư do Bộ Tài chính ban hành. Trong đó kiến nghị cụ thể: “Trong quá trình thương thảo hợp đồng dự án, Bộ GTVT và các NĐT đã căn cứ vào dự kiến mức tăng trưởng chỉ số trượt giá (CPI) và mức phí tràn quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 159/2013/TT-BTC để đưa ra lộ trình tăng mức phí cho từng giai đoạn (trong đó có lộ trình tăng phí từ 01/01/2016). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay do sự điều hành chặt chẽ, sát sao, hiệu quả của Chính phủ nên chỉ số trượt giá (CPI) thấp hơn nhiều so với mức dự kiến. Do vậy, để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, nhất là phù hợp với mức giảm chỉ số trượt giá CPI thực tế so với dự kiến trong các hợp đồng BOT đã ký, Bộ GTVT đề nghị các NĐT/DNDA BOT (đã có lộ trình tăng phí từ 01/01/2016) tạm lùi thời hạn tăng phí... và đề nghị Bộ Tài chính xem xét quyêt định điều chỉnh Thông tư thu phí...”. Tuy nhiên, việc tăng phí vẫn thực hiện theo lộ trình các thông tư;

-     Thực hiện việc giảm phí theo Nghị quyet số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ:
+ Để chủ động thực hiện Nghị quyết 35, Bộ GTVT đã rà soát các dự án có tiến độ thi công được rút ngắn, kinh phỉ sử dụng dự phòng thực tế thấp hơn kinh phí dự phòng trong tổng mức đầu tư, các dự án sớm đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả, một số dự án có lưu lượng xe tăng cao hơn so với dự kiến... căn cứ điều kiện quy định tại hợp đồng BOT “khi tổng vốn đầu tư thay đổi, lưu lượng xe thay đối thì sẽ điều chỉnh thời gian hoàn vốn hoặc mức th phí gửi Bộ Tài chính tại Văn bản số 6678/BGTVT-ĐT ngày 14/6/2016 đề nghị thống nhất giải pháp giảm phí để báo cáo TTCP theo đúng tinh thần nghị quyết 35. Cụ thế: xem xét đến việc giảm phí cho các ph hóa lớn có tác động đến giá cả hàng hóa là các phương tiệ và nhóm 5 từ 10-20%. Việc giảm giá là trên cơ sở giảm 1 hơn Tống mức đầu tư dự kiến nên thời gian hoàn vốn (thời gian thu tiền sử dụng đường bộ) của dự án cơ bản sẽ không kéo dài hơn so với hợp đồng do vậy doanh nghiệp và người dân không phải chịu mức thu cao

+ Sau khi Bộ Tài chỉnh có văn bản số 8302/BTC-CS cáo TTCP phương án giảm phí theo đề nghị của Bộ GTV Bộ GTVT đã chủ động tiếp tụp rà soát chi phí đầu tư từng dự án Bộ Tài chính có văn bản số 9402/BTC-CST ngày 8/7/2C GTVT đã có văn bản số 8299/BGTVT-TC ngày 19/7/2011 đề nghị các nhà đầu tư BOT khẩn trương rà soát phương án tài chính của dự án đến phương án tài chính để đề xuất mức giảm phí theo phương án của Bộ tài chính tại Văn bản số 8302/BTC-CST ngày 23/6/2016;

+ Ngoài ra, tại Thông tư 35/2016/TT-BGTVT của B mức trần, đây là quy định mở so với Thông tư 159 trước 1 Bộ GTVT đã trao quyền quyết định cho Cơ quan NNCT( căn cứ điều kiện cụ thể của từng Dự án, đời sống kinh tế X khả năng chi trả của người dân so với lợi ích khi sử dụng trí cụ thể của từng trạm thu giá... để quyết định mức thu cy bảo hài hòa lợi ích nhà nước, người dân và doanh nghiệp mức giá trần do Bộ GTVT quản lý. Việc tính toán áp dụnị miễn, giảm giá cho từng đối tượng tại từng Dự án phải đi chí này, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo từng Dự án cụ thể.
+ Đến nay đã giảm phí được 29 trạm (có 19 trạm đang thu) đảm bảo theo tiến độ và yêu cầu tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/5/2016 và nghị quyết số

97/NQ-CP ngày 4/11/2016 của Chính phủ cũng như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tai văn bản số 14065/BGTVT-TC ngày 25/11/2016).

b. Bộ GTVT đã chủ động báo cáo, đề xuất TTCP rà soát, giảm bớt các trạm thu phí giao thông đường bộ, trong đó có các dự án BOT:

Ngày 30/7/2016 Bộ GTVT đã co văn bản số 9921/BGTVT-ĐTCT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về quy hõạch tổng thể các trạm thu phí trên hệ thống quốc lộ và cao tốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đến nay Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt.

Ngày 31/7/2015, Bộ GTVT đã có văn bản số 10023/BGTVT-TC báo cáo tình hình triển khai các trạm thu phí BOT đường bộ trong phạm vi cả nước, trong phương án Bộ đề xuất: 02 trạm thu phí sẽ xóa bỏ (trạm Đèo Ngang, trạm Nam Hải Vân) và 04 trạm sẽ dịch chuyển (trạm Đức Phổ, trạm Bàn Thạch, trạm Ninh An, trạm Bảo Lộc), tại văn bản số 10023/BGTVT-TC, Bộ GTVT đã báo cáo TTCP việc thực hiện sắp xếp, dịch chuyển như sau:

-   Thực hiện xóa bỏ, dừng thu phí 03 trạm thu phí:

+ Trạm Nam Hải Vân (quyet định đầu tư năm 2007) đã xóa bỏ đầu năm 2016, dùng trạm thu phí Hòa Phước để hoàn vốn cho cả 02 dự án BOT Hòa cầm- VTnh Điện và dự án BOT đoạn QL1 đoạn Km947-Km987 do cùng một Nhà đầu tư;

+ Trạm thu phí Phả Lại Km23+800 QL18 đã dừnẹ thu phí hỗ trợ cho dự án BOT QL 18 đoạn Ưông Bí - Hạ Long (dự án thành phân 1) từ tháng 5/2016. Sau này khi dự án BOT QL18 đoạn Bắc Ninh - ưông Bí (dự án thành phần 2) mới thu phí hoàn vốn cho dự án.

+ Trạm Đèo Ngang đã dừng thu phí từ tháng 12/2016.

-   Thực hiện dịch chuyển vị trí 05 trạm thu phí:
+ Trạm Đức Phổ Km 1108+200 QL1 (cách trạm Kml 148+130 là 40km) đã chuyển về Km 1064 để thu phí dự án BOT QL1 đoạn Km1063+877- Km1092+577, Quảng Ngãi, sau khi chuyển khoảng cách giữa 2 trạm thu phí là 84km, Bộ Tài chính, Bộ GTVT và địa phương đã thống nhât, hiện nay trạm đã di chuyển.

+ Trạm Bàn Thạch hiện tại Kml350+150 QL1 (thu phí Hầm Đèo Cả) sẽ 1 cách trạm trên đường dẫn vào hầm Đèo Cả km 1357 là 7km (trạm chưa lập, tuy nhiên phương tiện giao thông vẫn có sự lựa chọn đi qua hầm Đèo Cả thì trả phí, nếu lên đèo không trả phí) Điều kiện trên tuyến QL1 về phía Bắc hiện không có trạm thu phí nên Bộ GTVT đã thỏa thuận và được địa phương, Bộ Tài chính thống nhất chuyển Trạm Bàn Thạch về Kml298, khi đó khoảng cách hai trạm là 60km. Đến nay Trạm Bàn Thậch mới đã hoàn thành và đang thực hiện các thủ tục để di chuyển trạm;

+ Trạm Ninh An Kml408+200 QL1 sẽ cách trạm cửa Hầm Đèo Cả km 1357 1 là 51km. Trậm Ninh An đã được Bộ và Nhà đầu tư thống nhất thu phí cho dự án  BOT mở rộng QL1 đoạn Kml374-Kml392 và Kml405-Kml425+050, do vậy đã I chuyển ừạm về Kml425+050 (đã được Bộ GTVT, Bộ Tài chính và UBND tỉnh  thống nhất) hai trạm cách nhau 68Km;

+ Trạm Thành Hải tại Km551, QL1 cách trạm Cam Thịnh Kml517 là 34 Km và cách trạm Km1661+600 là 11 Km, Bộ GTVT đã đàm phán với Nhà đầu I tư và thống nhất với Bộ Tài chính và địa phương chuyển về Km1578 cách trạm Cam Thinh là 61Km, hiện nay trạm Thành Hải mới đang xây dựng, dự kiến cuối năm 2016 sẽ dịch chuyển.

+ Trạm Bảo Lộc Km 108+557 QL20 cách trạm Tân Phú Km74+760 là 35Km. Khi trển khai dự án BOT kết hợp BT trên QL20, Bộ đã thỏa thuận với Nhà đầu tư mua lại trạm thu phí Bảo Lộc để dịch chuyển về Kml45+500 (trạm Liên Đạm), khỉ đó khoảng cách giữa hai trạm là 71km. Kinh phí mua lại trạm Bảo Lộc tính trong phương án tài chỉnh hoàn vốn của dự ản BOT kết hợp BT trên QL20, hiện nay đã di chuyển về một số trạm thu phí đặt ở vị trí ngoài phạm vi dự án (như trạm Nam Hải vân, trạm bắc Thăng long - Nội bài, trạm quốc lộ 5, trạm tào xuyên, trạm bến thủy);

Khi triển khai Nghị định 18/2012/NĐ-CP, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chỉnh phủ về việc dừng, xóa pác trạm thu phí cho Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đối với các trạm thu phí BOT (được chuyển từ các trạm của Ngân sách nhà nước trước đây) do lịch sử để lại không thể xóa, dừng ngay được vì Nhà đầu tư đã thế chấp quyền thu phí tại ngân hàng để vay vốn thực hiện Dự án, Nhà nước cũng không thể có nguôn tiền đê đền bù, mua lại quyên thu phí cũng như tiếp tục thực hiện các dự án BOT đang dở dang... Đây là vấn đề lịch sử để lại và do thay đổi chinh sách của Nhà nước, sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Ke hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ cân nhắc kỹ mới có ý kiến chỉ đạo giữ nguyên các trạm thu phí BOT này (van bản số 2250/TTg-KTN ngày 28/12/2012).

  1. Thực tế việc giảm giá các trạm trong thời gian qua cho các hộ dân xung quanh trạm thu giá của Bộ GTVT như sau:

I Phương án thu (kín hay hở), vị trí trạm, mức thu đã được quyết định trong bước phê duyệt dự án đầu tư. Hình thức thu kín là công bằng, văn minh đối với người sử dụng. Hình thức thu phí lượt (thu hở) tại các trạm thu giá trên các tuyến quốc lộ hiện nay không thể đảm bảo được sự công bằng tuyệt đối, vì trên thực tế trạm thu giá được đặt trong phạm vi dự án nhưng chủ yếu chỉ đặt tại một điểm nhất định (có thể là đầu dự án, cuối dự án hoặc có những dự án chia thành nhiều đoạn đường không liền nhau....), do vậy không thể xác định được các phương tiên sử dụng đường của dự án nhiều hay ít. Một số phương tiện sử dụng quãng đường ngắn nhưng vẫn phải chịu giá dịch vụ, ngược lại các phương tiện sử dụng quãng đường dài nhưng không qua trạm thì vẫn không phải chịu giá dịch vụ. Đây là bất cập đã được biết rõ ngay từ khi lập dự án nhưng do thực tế không thề xác định được các phương tiện sử dụng đường của dự án nhiều hay ít (như phương án thu kín trên cao tốc) nên Bộ Tài chính đã quy định bán vé tháng, vé quý để hỗ trợ chủ phương tiện thường xuyên đi qua trạm thu phí (mua vé tháng thì trong ngày chỉ phải trả phí 01 lần nhưng được qua nhiều lần). Để giải quyết triệt để tồn tại này phải tiến tớii giải pháp thu kín trên tất cả các dự án BOT đề đảm bảo công bằng cho đôi tượng sử dụng dịch vụ đường bộ. Tuy nhiên, việc trien khai giải pháp này với điều kiện hiện nay khó khả thi vì các tuyến đường BOT có quá nhiễu giao cắt đồng mức nên không thể bố trí thêm các Trạm, đồng thời sẽ làm tăng chi phí tổ chức thu.

- Trước năm 2017: mức phí do Bộ Tài chính ban hành do vậy trên cơ sở rà soát PATC, được sự đồng thuận từ Bộ GTVT và Nhà đầu tư, việc giảm phí đồng loạt cho các loại xe nhóm 4, nhóm 5 theo Nghị quyết 35 của Chính phủ đã được thực hiện tại 29 trạm thu phí (trong đó có 19 trạm giảm khi đã tăng phí). Việc giảm phí cho các hộ dân ở lân cận ừạm thu phí trước đây đấ đưa ra (tại trạm quốc lộ 6) nhưng Bộ Tài.chính không chấp thuận vi thực tế người thường xuyên qua trạm đã được giảm qua chính sách vé tháng, vé quý, mặt khác do là thu phí hở có những bất cập như nêu trên nên không khả thi và sẽ gây nên phản ứng dây truyền.

Kể từ năm 2017: Phí đã chuyển sang cơ chế giá theo Thông tư 35/2016/TT-BGTVT, do vậy việc giảm giá đã không phải qua Bộ Tài chính, Bộ GTVT với tư cách là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT đã chủ động cùng Nhà đầu tư thong nhất quyết định mức giá thấp hơn so với mức đang thu, có trạm bán vé. không đồng (0 đồng) đối với các hộ dân ở lân cận khu vực trạm thu giá. Đến thời điểm hiện nay Bộ và Nhà đầu tư đã thống nhất ký phụ lục hợp đồng giảm giá cho một số đối tượng cụ thể tại các trạm: BOT quốc lộ 6 -1 Hòa Bỉnh, Bến Thủy 1 và 2, cầu Rác, BOT QL 32 - Phú Thọ. Trong thực tề, tại những dự án giảm giá nêu trên thì tùy theo tình hình rất cụ thể về vị trí trạm (trong hay ngoài dự án, gần hay xa khu dân cư) tính toán chi tiết, xác định rõ được số hộ dân ở lân cận trạm.,.ngoài ra cũng phải xem xét đến đặc điểm dân cư và xu hương lưu thông, trình độ dân trí, khả năng kinh tế, lưu lượng xe chạy tuyến ngắn hay đường dài, tính toán đến khả năng hoàn vốn khi giảm giá mà nhài đầu tư có thê chịu đựng được..nên mỗi dự án nêu ừên có mức giảm và phạm vi đối tượng được miễn giảm khác nhau; Cụ thể, Trạm QL6 - Hòa Bình: giảm 70% cho các phương tiện tại Thị trấn Lương Sơn và 03 xã Tân Vinh, Trường Sơn Lâm Sơn, nhưng trong thời gian tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình chưa hoàn thành thì đang tạm thời không thu giá đối với các loại xe nhóm 1 và nhóm 2 đối với 04 thị trấn và xã ứên. Trạm Bến Thủy: giảm 100% loại 1 và loại 2 đối với Tp.Vinh, huyện Hương Nguyên, 2 huyện Nghi Xuân và Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), giảm 100% xe buýt, giảm 100% nhóm 1 và nhóm 2 cho các DN có trụ sở chính tại các huyện trên. Trạm QL32: giảm toàn bộ 100% cho nhóm 1 đối với 2 xã Hồng Đà và Thượng Nông thuộc huyện Tam Nông-PT, giảm 50% xe tất cả các loại xe đối với 5 xã có QL32 đi qua, các xã còn lại thuộc huyện Tam Nông giảm 30% nhóm 1, phía Hà Nội huyện Ba Vì giảm 30% nhóm 1.... Trạm cầu Rác: giảm 100% đôi với toàn bộ các phương tiện thuộc huyện cầm Xuyên và huyện Kỳ Anh.

  • Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ xem xét cụ thể đối với từng dự án và mời trực tiếp các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án, Tổng cục ĐBVN, Chính quyền địa phương để căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, đời sống kinh tế xã hội củã địa phương, khả năng chi trả của người dân so với lợi ích khi sử dụng tuyến đường BOT, vị trí địa lý của từng trạm thu giá, thực hiện khảo sát chi tiết cụ thể, xây dựng các phương án bán vé thấp hơn cho 01 nhóm phương tiện hay cả 05 nhóm phương tiện, chỉ giảm vé lượt hoặc chi giảm vé tháng, vé quý hoặc giảm đều cả vé lượt vé tháng, vé quý... để vẫn phải đảm bảo khả năng hoàn vốn của Dự án; Sau khi đã có các phương án cụ thể, khi đó Bộ mới họp bàn bạc thảo luận lựa chọn phương án tối ưu và cùng nhà đầu tư thống nhất ký phụ lục thống nhất mức giá cụ thể, theo từng loại xe cho người dân tại lân cận khu vực trạm thấp hơn cho các phương tiện còn lại.
  • Việc đầu tư các dự án BOT ngoài lợi ích về an toàn giao thông đã rút ngắn được thời gian lưu thông, chi phí xăng dầu, khấu hao tài sản.... do vậy trong thực tế đa số các chủ phương tiện đều chọn giải pháp sử dụng đường BOT, đây là thực tế người sử dụng đường đều biết, tuy nhiên một số phương tiện khi đến trạm thu phí lại tìm đường né, tránh trạm để không phải nộp tiền gây sụt giảm doanh thu, như vậy thực sự không công bằng, ảnh hưởng đen PATC dự án BOT, kéo dài thời gian thu phí dự án, ảnh hưởng đến những chủ phương tiện đã nghiêm túc chấp hành việc trả phí, do vậy các doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ và thực hiên trách nhiệm trả phí khi sử dụng tuyến dưòng BOT.


 


 

 

Ý kiến bạn đọc (0)