“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Về nguyên tắc, vợ chồng bạn, con dâu và cháu nội của bạn đều có quyền thừa kế chiếc xe này. Vì vậy, để có thể sang tên xe cho vợ bạn, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (vợ chồng bạn, con dâu bạn và là người đại diện cho cháu nội của bạn) phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế của người chết; sau đó bạn, con dâu và cháu nội bạn sẽ tặng cho vợ bạn phần thừa kế của mình trong chiếc xe này.
Những thủ tục này phải được lập thành văn bản và có chứng nhận của tổ chức công chứng. Sau đó, vợ bạn mới có thể làm các thủ tục sang tên quyền sở hữu chiếc xe tại cơ quan đăng ký xe.
Hồ sơ đăng ký sang tên xe được quy định tại Điều 11,12 Thông tư 15/2014/TT - BCA ngày 4/4/2014 bao gồm:
- Giấy CMND hoặc thẻ Căn cước công dân.
- Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu của cơ quan công an).
- Giấy chứng nhận đăng ký xe.
- Chứng từ chuyển nhượng xe (hợp đồng mua bán và văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật).
- Chứng từ lệ phí trước bạ.
Luật sư, thạc sĩ Phạm Quốc Bảo
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội