Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020
Tên kiến nghị: Chỉ đạo Ngân hàng hàng nhà nước, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng; Rà soát, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm bớt phiền hà cho khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng;
Tình trạng: Đã phản hồi
Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Công văn: 0874/PTM - VP, Ngày: 20/04/2017
Nội dung kiến nghị:
Chỉ đạo Ngân hàng hàng nhà nước, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng; Rà soát, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm bớt phiền hà cho khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng;
Đơn vị phản hồi: Ngân Hàng nhà nước
Công văn: 3317/NHNN - VP, Ngày: 09/05/2017
Nội dung trả lời:
Trong thời gian qua, để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc hiệt là các DNNVV tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, NHNN đã chi đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như:
Bên cạnh các chính sách đối với các doanh nghiệp nói chung, để hỗ trợ, tăng khả năng tiếp cận vốn của DNNVV, NHNN đã chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD phối hợp vói Ngân hàng phát triển Việt Nam[1] và Quỹ bảo lãnh tín đụng trong cho vay bảo lãnh[2]; Phối họp với các Bộ, ngành liên quan trong xử lý khó khăn vướng mắc, hoàn thiện 02 cơ chế bảo lãnh tín dụng cho DNNVV;...
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên đã góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, người dân toong việc tiếp cận vốn. Trên thực tế, các doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và có năng lực tài chính tốt, dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi đã tiếp cận vốn dễ dàng hơn với lãi suất hợp lý. Tuy nhiên, vẫn còn doanh nghiệp, nhất là DNNVV phản ánh gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, nguyên nhân chủ yếu là do năng lực tài chính yếu kém, báo cáo tài chính chưạ rõ ràng, minh bạch, các phương án sản xuất kinh doanh chưa chứng minh được tính hiệu quả và bảo toàn vốn.
Để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, trong đó có DNNVV, ngoài các chúủi sách của NHNN, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các bộ, ngành trong việc: Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, như cơ chế bảo lãnh tín dụng thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV tại địa phương, hỗ trợ tiếp cận vốn thông qua Quỹ phát triển DNNVV; triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù, lĩnh vực ưu tíên để phát huy hơn nữa hiệu quả của các chuơng trình tín dụng này.
Để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường theo chủ trương của Chính phủ, NHNN đã điều hành Chính sách tiền tệ (CSTT) linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý phù hợp vói diễn biến kinh tế vĩ mô và lạm phát, như điều chỉnh giảm với liễu lương và vào thời điểm họp lý các mức lãi suất đỉều hành, trần lãi suất huy động, tạo điều kiện cho TCTD giảm lãi suất cho vay; đồng thời, điều chinh giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối vói các lĩnh vực ưu tiên nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; điều tiết thanh khoản hợp lý để hỗ trợ TCTĐ ổn định lãi suất; chỉ đạo TCTĐ trên cơ sở khả năng tài chính áp dụng mức lãi suất chơ vay hợp lý, thực hiện cân đối vốn, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay.
Từ năm 2016 đến nay, mặc dù lãi suất có sức ép tăng từ lạm phát kỳ vọng, cầu vốn tín dụng và phát hành trải phiếu Chính phủ tiếp tục ở mức cao nhưng
mặt bằng lãi suất được giữ ổn định. Đặc biệt, từ cuối tháng 9/2016, mật số'- .TCTO đã giảm 0,3-0,5%/năm lãị.suất huy động, giảm 0,5-1%/năm lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay VNĐ ở mức khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung, dài hạn; các doanh nghiệp tốt, hoạt động hiệu quả, có phựơng án kinh doanh khả thi còn được vay với lãi suất thấp chỉ từ 4-5%/năm.