Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Các giải pháp giảm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản

Thứ bẩy, 30-06-2017 | 08:36:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Các giải pháp giảm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội nhà thầu Việt Nam

Công văn: 1389/PTM - VP, Ngày: 13/06/2017

Nội dung kiến nghị:

  • Cần có biện pháp rà soát cụ thể để có những quy định xử lý cụ thể cho từng lĩnh vực, từng dự án (cả những nợ đọng đang tồn tại và những dự án sẽ triển khai trong kế hoạch tới).
  • Xây dựng bổ sung vào các Luật xây dựng, Luật đấu thầu cơ chế bảo lãnh của chủ đầu tư. Theo đó khi giá trị khối lượng gói thầu còn lại từ 30 - 40% (tùy theo hình thức thanh toán gói thầu) chủ đầu tư phải thực hiện bảo lãnh giá gói thầu. Nhà thầu có quyền dừng thi công nếu như chủ đầu tư không đảm bảo kinh phí thanh toán.
  • Về kinh phí bảo hành bị giữ lại: Khi nhà thầu thực hiện nghĩa vụ bảo hành thì kinh phí bảo hành do Ngân hàng quản lý, khi nhà thầu đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo hành theo quy định trong hợp đồng có sự xác nhận của chủ đầu tư thì ngân hàng sẽ chuyển trả nhà thầu
  • Kinh phí của nhà thầu bị giữ lại chờ quyết toán đang mịt mù không biết khi nào mới lấy được, vì vậy đề nghị khi hết thời hạn quyết toán công trình theo quy định thì chủ đầu tư phải thanh toán hết cho nhà thầu, quá thời hạn trên nhà thầu phải được tính lãi theo quy định.


Đơn vị phản hồi: Bộ Xây dựng

Công văn: 1862/BXD - PC, Ngày: 11/08/2017

Nội dung trả lời:

Luật Xây dựng năm 2014 đã có các quy định, giải pháp cụ thể tránh tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản như: .các dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm câp đủ vốn đúng tiên độ dự án, hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội của dự án (Điều 52); công trình chỉ được khởi công xây dựng khi được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình (Điều 107); nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng là bảo đảm có đủ vốn thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng (Điều 138)... Nghị đinh số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng cũng có các quy định về trách nhiệm của các bên trong thanh toán hợp đồng xây dựng (Điều 19, 20).

-   về cơ chế bảo lãnh của chủ đầu tư: Điều 16, 17 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể về bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng (trong đó khuyến khích áp dụng hỉnh thức bảo lãnh), bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dụng. Theo đó, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo đảm phải được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu; mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dụng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thỉ giá trị bảo đảm thực hiện hợp đòng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyểt định đầu tư chấp thuận; trước khi ký kết hợp đồng xây dựng, bên giao thầu phải có bảo đảm thanh toán phù hợp với tiến độ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng.

- về kinh phí bảo hành bị giữ lại: khoản 6 Điều 35 Nghị định sổ 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng đã quy định chủ đầu tư dược thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về việc thay thể tiền bảo hành công trình xây dựng bằng thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương; các nhà thầu sẽ được giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành sau khi két thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành
- về kinh phí của nhà thầu bị giữ lại chờ quyết toán: Luật Xây dựng và các Nghị định quy định chi tiết Luật này không có quy định về việc kinh phí của nhà thầu bị giữ lại chờ quyết toán. Điều 147 Luật Xây dựng, Điều 22 Nghi định số 37/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể về việc thanh toán, quyêt toán hợp đông xây dựng. Điều 27, 31 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP cũng quy định trách nhiệm của bên giao thâu là thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng đúng thợi hạn theo quy định. Việc chủ đầu tư giữ lại kinh phí của nhà thầu chờ quyết toán hay thanh toán hết kinh phí ngay khi hết thời hạn quyết toán là do các bên tự thỏa thuận và thực hiện theo hợp đồng xây dựng.

Ý kiến bạn đọc (0)