Cụ thể:
- Nghỉ hằng năm (nghỉ phép năm)
Theo khoản 1 Điều 111, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Người làm công việc trong điều kiện bình thường, số ngày nghỉ là 12.
Người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt (theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành) hoặc lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, số ngày nghỉ hằng năm là 14.
Người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt, số ngày nghỉ hằng năm là 16.
Theo Điều 112, cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng một ngày.
- Nghỉ lễ, tết
Theo quy định tại khoản 1 Điều 115, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
+ Tết Dương lịch một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);
+ Tết Âm lịch 5 ngày;
+ Ngày Chiến thắng một ngày (30.4);
+ Ngày Quốc tế Lao động một ngày (1.5);
+ Ngày Quốc khánh một ngày (2.9);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương một ngày (10.3 âm lịch).
Lịch nghỉ lễ 2.9.2016 (ảnh minh họa). Nguồn: Internet
Nếu những ngày nghỉ nêu trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp (khoản 3 Điều 115).
- Nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương
Khoản 1 Điều 116, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: nghỉ 3 ngày
+ Con kết hôn: nghỉ một ngày
+ Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 3 ngày.
Đối với các trường hợp nghỉ việc khác, việc nghỉ có hưởng lương hoặc không hưởng lương theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Luật sư Kiều Anh Vũ - Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn