Trường hợp 1: Người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận thừa kế quyền sử dụng đất tại Việt Nam, nhưng không thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Theo Khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013:
"Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất...".
Trường hợp 2: Người nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013.
"Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận.
Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."
Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013: “Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất”.
Do đó, hộ gia đình, cá nhân khi nhận chuyển đổi đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác sẽ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có quyết định giao, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền mà không cần sổ đỏ.