Trong những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội thế giới và trong nước. Thực tế thời gian qua, nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn; hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, người dân bị đình trệ, thu hẹp hoặc tạm ngừng hoạt động, tác động không nhỏ đến nền kinh tế.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với dịch bệnh Covid-19 phù hợp với bối cảnh, điêu kiện của đât nước, đồng thời tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020 theo chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
1. Các giải pháp về chính sách thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được ban hành và tổ chức thực hiện
Bộ Tài chính đã nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế, trong đó gói giải pháp gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất gần 60.000 tỷ đồng; các giải pháp, đề xuất miễn, giảm thuế, phí và lệ phí có giá trị hơn 50.000 tỷ đồng, cụ thể:
+ Miễn lệ phí môn bài đối với nhiều đối tượng như: hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập mới trong năm đâu; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống; ...
+ Miễn thuế nhập khẩu kịp thời đối với nguyên liệu sản xuất và một số mặt hàng phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.
+ Đã phối hợp với các Bộ rà soát, xây dựng và ban hành 21 Thông tư điều chỉnh mức thu phí, lệ phí đang được quy định tại 31 Thông tư thu phí lệ phí hiện hành, qua đó giảm nhiều khoản phí, lệ phí với mức giảm cao như: giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp; giảm 67% mức phí công bố thông tin doanh nghiệp; giảm từ 50-70% phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính; giảm 50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tố chức tín dụng; giảm 50% mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế dự án đầu tư xây dựng; giảm 50% mức thu 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán; giảm 30% mức phí khai thác dữ liệu khí tượng thủy văn...
Trong quá trình xây dựng các giải pháp nêu trên, từ kinh nghiệm thực tế và tham khảo ý kiến rộng rãi của cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong xã hội nhằm đưa các giải pháp nhanh chóng tới được các đối tượng cần hỗ trợ. Tại các văn bản quy phạm pháp luật được Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đều đã quy đinh rõ việc áp dụng ngay các giải pháp hỗ trợ mà không phải chờ báo cáo mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, trên cơ sở quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn, các đối tượng thụ hưởng sẽ tự xác đinh, kê khai số thuế phải nộp dựa trên quy định của pháp luật về thuế điều kiện thực tế của mình, đảm bảo việc thực hiện công khai, minh bạch và thuận lợi.
2. Các giải pháp về chính sách thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đat trong thời gian tới
Trong thời gian tới, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời nắm bắt được các cơ hội phát triển, Bộ Tài chính sẽ tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Bộ Tài chính cũng sẽ tổng kết quá trinh thực hiện các giải pháp đã ban hành; tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế; tổng hợp các kiến nghi của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp để nghiên cứu, rà soát đánh giá tổng thể, đề xuất giải pháp phù hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyêt định nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hô trợ thị trường.
Bộ Tài chính trả lời để Hiệp hội phần mềm và công nghệ thông tin Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam được biết
Tại Khoản 1,3,4 Điều 2 Nghị định 41/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế sau:
Danh mục ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác định theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 thảng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Phân ngành kinh tế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg gồm 5 cấp và việc xác định ngành kinh tế được áp dụng theo nguyên tắc: Trường hợp tên ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thuộc ngành cấp ỉ thì ngành kinh íế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 1; trường hợp thuộc ngành cắp 2 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 2; trường hợp thuộc ngành cấp 3 thì ngành kinh tể được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 3; trường hợp thuộc ngành cấp 4 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tẩt cả các ngành kình tế thuộc phân cấp 5 của ngành cấp 4.
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xác định theo Nghị định sổ 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm cơ khí trọng điêm được xác định theo Quyết định sổ 319/QĐ-TTg ngày 15 thảng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Đề nghị Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam thông báo cho các doanh nghiệp thành viên căn cứ vào đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 41/2020/NĐ-CP nêu trên để thực hiện.