Hiện nay DNNVV, doanh nghiệp siêu nhỏ được bình đẳng trong tiếp cận vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) như các doanh nghiệp khác theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD) đối với khách hàng. Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định việc cho vay của TCTD đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng, các TCTD thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng[1] để xem xét quyết định cho vay.
Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (trong đó có DNNVV, doanh nghiệp siêu nhỏ), NHNN đã triển khai nhiều giải pháp về tín dụng như: (i) Ban hành Thông tư 01 /202Ọ/TT-NHNN ngàỵ 13/3/2020 tạo hành lang pháp lý để các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng; tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các khoản vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh; (ii) Chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng.
Trên đây là ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xin gửi Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa để thông tin đến các doanh nghiệp thành viên
[1] Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định cùa pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ: đủ 18 tuồi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuồi đên chưa đủ 18 tuồi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.