Đối với các kiến nghị này, NHNN có ý kiến như sau:
Tại câu 22 Bản giải đáp, hướng dẫn thực hiện Thông tư số 0I/2020/TT- NHNN,[1] NHNN đã có ý kiến khi khoản vay, khoản cho thuê tài chính bằng ngoại tệ đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Thông tư 01 thì TCTD được xem xét, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ. Theo đó, các khoản cho vay bằng ngoại tệ cũng đựợc hưởng hỗ trợ tương tự như các khoản cho vay bằng VND. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về hạn chế tình trạng đô la hóa tróng nền kinh tế tại Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua NHNN đã triển khai nhiều giải pháp để từng bước thực hiện lộ trình chuyển dần quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ. Theo đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 42/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 quy định cho vay bằng ngoại tệ của -TCTD đối với khách hàng vay là người cư trú, trong đó quy định dừng cho vay ngoại tệ đôi với một sô nhu cầu vốn đặc thù, phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế đô la hóa nên kinh tế.
Thông tư số 42/2018/TT-NHNN chỉ hạn chế các đối tượng vay ngoại tệ để nhập khẩu hoặc để sản xuất kinh doanh trong nước, trong khi không hạn chế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu; đồng thời, bỏ quy định về giới hạn thời gian đối với nhu cầu vốn vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để thanh toán chi phí trong nước và để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu.
Trên đây là ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xin gửi Hiệp hội Dệt may để thông tin đến các doanh nghiệp thành viên
[1] Đính kèm công văn số 3339/NIỈNN-TTGSNH ngày 08/5/2020.