Để hỗ trợ nền kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã liên tục (ngày 17/3/2020 và 13/5/2020) điều chinh giảm 02 lần đồng bộ các mức lãi suất với quy mô tương đối lớn. Tính chung NHNN đã giảm khoảng 1,0-1,5%/năm lãi suất điều hành để sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho TCTD,[1] tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với. chi phí thấp, qua đc cố điều kiện giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng giảm chi phí vốn vay, phục hồi sản xuất kinh doanh. Hiện Việt Nam là một trong các nước có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất trong khu vực.[2] Đồng thời, để hỗ trợ TCTD giảm chi phí có điều kiện gỉảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, NHNN đã giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên; chi đạo TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý, đảm bảo an toàn tài chính; triệt để tiết giảm chi phí hoật động, điều chỉnh lợi nhuận để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn[3], góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch.
Với chính sách điều chỉnh giảm đồng bộ lãi suất của NHNN nêu trên cộng hưởng với độ trễ tác động của chính sách điều chỉnh giảm lãi suất trong năm 2019 đã và đang góp phần giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế, kịp thời hỗ trợ vốn có chi phí hợp lý cho doanh nghiệp, người dân vay để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đồng thời, TCTD cũng triển khai chỉ đạo của NHNN thông qua việc đưa ra nhiều sản phẩm, chương trình cho vay giảm,lãi suất... Kết quả, mặt bằng lãi suất huy động[4] và cho vay[5] giảm ở cả ngắn, trung và dài hạn; lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giảm 1,0%/năm so với đầu năm và hiện ờ mức 5%/năm.
Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường, mục tiêu chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho TCTD giảm lãi suất cho vay, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng bền vững.
Hàng năm, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đặt ra, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Năm 2020, trên cơ sờ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 14%, NHNN đã thông báo và định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động, khả năng tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh của TCTD; trong đó, ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn đối với TCTD tham gia hỗ trợ xử lý quỹ tín dụng nhân dân, TCTD có tỷ lệ nợ xấu thấp, TCTD giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng.
NHNN thường xuyên rà soát, đánh giá diễn biến và tác động của dịch bệnh đối với khả năng tăng trưởng tín dụng của hệ thống để xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng đối với từng TCTD ở mức cao hơn chỉ tiêu đã giao, phù hợp với định hướng điều hành của NHNN; nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn phục hồi sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn tiếp tục vay mới khôi phục sản xuất Thực tế trong 08 tháng đầu năm 2020, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho nhiều TCTD ở mức cao hơn chỉ tiêu đã giao để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Trên đây là ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xin gửi Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi để thông tin đến các doanh nghiệp thành viên
[1] Lãi suất tái cấp vốn từ mức 6,0%/năm xuống 4,5%/nãm; Lãi suất tái chiết khấu từ mức 4,0%/năm xuống 3,0%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong TTĐTLNH và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng từ mức 7%/năm xuống mức 5,5%/năm; Lãi suất chào mua GTCG ừền thị trường mờ từ 4,0%/năm xuống 3,0%/năm.
[2] Philippines: -1,75%; Thái Lan: -0,5%; Malaysia: -0,5%; Indonesia: -0,75%; Ấn Độ: -li, 15%; Trụng Quốc: -0,3%.
[3] Chi thị 01/CT-NHNN ngày 3/1/2020, Chi thị 02/CT-NHNN ngày 31/3/2020, Công văn số 5596/NHNN-VP ngày 4/8/2020.
[4] Hiện, lãi suất huy động VND phổ biến ờ mức 0,1- 0,2%/năm đối với tiền gừi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7-4,25%/năm tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng; 4,4- 6,4%/nãm tiền gừi kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; từ 12 tháng trở lên ở mức 6,5 - 7,3%/năm.
[5] Mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của TCTD có xu hướng giảm. Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ỡ mức 5,0%/năm.