Trường hợp phải tổ chức đấu thầu lại

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Dũng hỏi, trong trường hợp này, công ty của ông có được quyền chỉ định thầu cho đơn vị khác theo giá thấp nhất của 3 nhà thầu đã tham gia đấu thầu trước đó không?

Về vấn đề này, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum có ý kiến như sau:

Phản ánh của ông Võ Tấn Dũng chưa đầy đủ một số thông tin, như, công trình xây dựng của công ty ông Dũng đưa ra đấu thầu được sử dụng từ nguồn vốn gì (vốn ngân sách Nhà nước hay vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp…). Do vậy, không có cơ sở để xác định công trình xây dựng của công ty ông đưa ra tổ chức đấu thầu có thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của pháp luật đấu thầu hiện hay không?

Mặt khác, trong nội dung thư ông Dũng cũng không nói rõ là công ty ông tổ chức đấu thầu gói thầu xây lắp hay gói thầu tư vấn,... thuộc công trình.

Tuy nhiên, trong trường hợp gói thầu của công ty đưa ra tổ chức đấu thầu là gói thầu xây lắp, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc không phải là vốn ngân sách Nhà nước, nhưng quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì nội dung câu hỏi của ông Dũng được trả lời như sau:

Căn cứ các quy định tại Điểm d, Khoản 8, Điều 11; Khoản 1, Điều 17 Luật Đấu thầu và Khoản 1, Khoản 6, Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP thì trong trường hợp nêu trên: Chủ đầu tư (Công ty cổ phần Cao su Sa Thầy của ông Dũng) xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 Luật Đầu thầu, đồng thời tịch thu bảo đảm dự thầu (nếu có) của nhà thầu xếp hạng thứ nhất (nhà thầu đã thương thảo và được đề xuất trúng thầu nhưng từ chối ký kết hợp đồng) và tổ chức đấu thầu lại (không được chỉ định thầu cho đơn vị khác ngoài 3 nhà thầu đã tham gia gói thầu theo giá thấp nhất).

Theo Chinhphu.vn