Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gồm những khoản nào?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Tại Điều 135 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định: “Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần”. Do đó, việc trích lập và sử dụng Quỹ Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần do Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần quyết định theo quy định của Luật và Điều lệ công ty.

Tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định: “Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.

Tại Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 quy định: “Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp”.

Tại Điều 4 giải thích từ ngữ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: "Vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách Nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.”.

Tại Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước 83/2015/QH13 quy định số: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.

Chinhphu.vn