Người lao động bị tạm giữ, công ty xử lý kỷ luật lao động thế nào?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Khoản 1, Điều 123 BLLĐ 2012 quy định nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Do người lao động đang bị tạm giữ nên không thể có mặt và tự bào chữa trong phiên họp xét kỷ luật. Trường hợp người lao động được cho tại ngoại thì công ty có thể họp xét kỷ luật với sự tham gia của họ hoặc đã gửi thư mời nhưng người này không có mặt tham gia phiên họp xét kỷ luật. Trường hợp người lao động bị kết án tù thì hợp đồng lao động giữa công ty với người đó mặc nhiên chấm dứt theo quy định tại khoản 5, điều 36 BLLĐ 2012.

 Theo NAM DƯƠNG(báo Lao động)