Đề xuất sửa Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương

 

Ảnh minh họa

Theo đó, đối với Luật Tổ chức Chính phủ, dự thảo bổ sung nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ là: Quy định tiêu chí thành lập đối với các tổ chức sau: a. Vụ, cục, tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, vụ thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, phòng thuộc vụ, cục và chi cục thuộc cục thuộc bộ; b. Vụ, cục và tổ chức quản lý liên tỉnh thuộc tổng cục thuộc bộ, phòng, chi cục và tổ chức quản lý liên huyện thuộc cục thuộc tổng cục thuộc bộ; c. Cơ quan chuyên môn đặc thù thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; d. Phòng, chi cục và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

 Dự thảo cũng bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là quy định số lượng biên chế tối thiểu của các tổ chức sau: a. Vụ, cục thuộc bộ, vụ thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, phòng thuộc vụ, cục và chi cục thuộc cục thuộc bộ; b. Vụ, cục và tổ chức quản lý liên tỉnh thuộc tổng cục thuộc bộ, phòng, chi cục và tổ chức quản lý liên huyện thuộc cục, tổ chức quản lý liên tỉnh thuộc tổng cục thuộc bộ; c. Phòng, chi cục thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, phòng thuộc chi cục thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

 Sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13

 Dự thảo bổ sung nội dung “Phân quyền cho chính quyền địa phương”. Cụ thể, việc phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương phải được quy định trong các luật.

 Những vấn đề quy định thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ sẽ không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương. Những vấn đề quy định thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp này sẽ không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp khác. Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ về thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra.

 Đồng thời dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung quy định về “Ủy quyền cho chính quyền địa phương” như sau: Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể ủy quyền bằng văn bản cho UBND cấp dưới; UBND, Chủ tịch UBND có thể ủy quyền bằng văn bản cho Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể…

 Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

 Theo Khánh Linh(Báo Chính phủ)