Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội cho phép bổ sung đối tượng Thương binh và người hưởng chế độ như thương binh vào Luật Người khuyết tật 2012 hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này trên cơ sở kế thừa Điều 2 của Pháp lệnh Người tàn tật 1998

Theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được hưởng các chế độ ưu đãi bao gồm: Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh; bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước; điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ học tập, ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở.

Điều 51 Luật Người khuyết tật quy định “Nguời khuyêt tật đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì không hưởng chính sách quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này nhưng được hưởng chính sách quy định tại Luật này nếu pháp luật về người có công với cách mạng hoặc pháp luật về bảo hiểm xã, hộị, chưa quy định”.

Như vậy, người khuyết tật là thương binh, người đang hưởng chính sách; ưu đãi người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng và phụ cấp ưu đãi người có công hàng tháng thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nhưng vẫn được hưởng các chính, sách theo quy định của Luật người khuyết tậ nếu pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng chưa quy định. Các quy định trên tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với các mạng, Luật Người khuyết tật đã đảm bảo quyền lợi của đối tượng và tính hệ thống. Tuy nhiên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức nặng tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật Người khuyết tật cho phù hợp.