Tiếp sức ngành công nghiệp hỗ trợ

Song, nhìn chung CNHT Việt Nam vẫn còn chậm phát triển do các doanh nghiệp (DN) trong nước chủ yếu chỉ sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp và có sự chênh lệch về năng lực đối với yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu.

 Ông Hirotaka Yasuzumi, Giám đốc điều hành văn phòng Jetro tại TPHCM, cho biết CNHT của Việt Nam đã được cải thiện hơn, thể hiện qua tỷ lệ cung ứng nội địa cho các DN Nhật Bản đã gia tăng đáng kể, từ 22% của 4 năm trước lên 32% trong năm 2014. Tuy nhiên, theo ông Yasuzumi, việc cải thiện này chủ yếu là dựa vào DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, còn đóng góp của DN trong nước không nhiều. Có nhiều nguyên nhân khiến CNHT Việt Nam chưa phát triển, trong đó phải kể đến tình trạng các nguồn vốn đầu tư chưa đến được với DN, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu; trình độ kỹ thuật của các DN còn thấp, khó thực hiện chuyển giao công nghệ; hoạt động thiếu sự liên kết.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Phó Nam Phượng, Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM, cho biết việc phát triển CNHT được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp. Trong quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Bộ Công thương phê duyệt, Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đang tập trung phát triển CNHT thuộc các lĩnh vực chủ yếu như linh kiện phụ tùng kim loại, nhựa cao su, điện - điện tử; dệt may - da giày; công nghiệp công nghệ cao… Thành phố sẽ tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường, đối tác để các DN trong nước có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và tiến tới hợp tác với nhau; đẩy mạnh phát triển hệ thống DN cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên dùng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này, hình thành các DN bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế làm tiền đề phát triển DN sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao...

Việt Nam đang trở thành điểm đến của dòng chảy đầu tư nước ngoài, điều này đòi hỏi các nhà sản xuất công nghiệp cần nhanh chóng cập nhật nhu cầu, những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm CNHT cũng ngày càng cao mới có thể nắm bắt cơ hội trở thành các nhà cung ứng linh kiện, chi tiết trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Vấn đề là bên cạnh nỗ lực tự thân của DN, điều quan trọng trong việc phát triển ngành CNHT, theo ông Yasuzumi, ngoài việc có thị trường rộng lớn tại chỗ, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ hơn nữa để các DN nội địa phát triển, vì khó khăn lớn nhất của các DN khi tham gia vào ngành này hiện nay vẫn là vốn và công nghệ. Việt Nam cần tiến hành song song 3 biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho DN. Cụ thể, cần hỗ trợ vốn đầu tư thông qua chế độ cho vay với lãi suất hợp lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực để chuyển giao kỹ thuật; nâng cao chất lượng soạn thảo chính sách về CNHT. Việt Nam cần có các chính sách đào tạo nhân lực bài bản. Chỉ có tay nghề lao động tốt mới có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng chuỗi cung ứng toàn cầu.

Minh Hải (Sài Gòn giải phóng online)
Song, nhìn chung CNHT Việt Nam vẫn còn chậm phát triển do các doanh nghiệp (DN) trong nước chủ yếu chỉ sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp và có sự chênh lệch về năng lực đối với yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu.

 Ông Hirotaka Yasuzumi, Giám đốc điều hành văn phòng Jetro tại TPHCM, cho biết CNHT của Việt Nam đã được cải thiện hơn, thể hiện qua tỷ lệ cung ứng nội địa cho các DN Nhật Bản đã gia tăng đáng kể, từ 22% của 4 năm trước lên 32% trong năm 2014. Tuy nhiên, theo ông Yasuzumi, việc cải thiện này chủ yếu là dựa vào DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, còn đóng góp của DN trong nước không nhiều. Có nhiều nguyên nhân khiến CNHT Việt Nam chưa phát triển, trong đó phải kể đến tình trạng các nguồn vốn đầu tư chưa đến được với DN, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu; trình độ kỹ thuật của các DN còn thấp, khó thực hiện chuyển giao công nghệ; hoạt động thiếu sự liên kết.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Phó Nam Phượng, Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM, cho biết việc phát triển CNHT được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp. Trong quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Bộ Công thương phê duyệt, Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đang tập trung phát triển CNHT thuộc các lĩnh vực chủ yếu như linh kiện phụ tùng kim loại, nhựa cao su, điện - điện tử; dệt may - da giày; công nghiệp công nghệ cao… Thành phố sẽ tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường, đối tác để các DN trong nước có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và tiến tới hợp tác với nhau; đẩy mạnh phát triển hệ thống DN cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên dùng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này, hình thành các DN bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế làm tiền đề phát triển DN sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao...

Việt Nam đang trở thành điểm đến của dòng chảy đầu tư nước ngoài, điều này đòi hỏi các nhà sản xuất công nghiệp cần nhanh chóng cập nhật nhu cầu, những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm CNHT cũng ngày càng cao mới có thể nắm bắt cơ hội trở thành các nhà cung ứng linh kiện, chi tiết trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Vấn đề là bên cạnh nỗ lực tự thân của DN, điều quan trọng trong việc phát triển ngành CNHT, theo ông Yasuzumi, ngoài việc có thị trường rộng lớn tại chỗ, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ hơn nữa để các DN nội địa phát triển, vì khó khăn lớn nhất của các DN khi tham gia vào ngành này hiện nay vẫn là vốn và công nghệ. Việt Nam cần tiến hành song song 3 biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho DN. Cụ thể, cần hỗ trợ vốn đầu tư thông qua chế độ cho vay với lãi suất hợp lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực để chuyển giao kỹ thuật; nâng cao chất lượng soạn thảo chính sách về CNHT. Việt Nam cần có các chính sách đào tạo nhân lực bài bản. Chỉ có tay nghề lao động tốt mới có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng chuỗi cung ứng toàn cầu. - See more at: http://www.sggp.org.vn/kinhte/2015/7/389238/#sthash.r706xpHE.dpuf