Về vấn đề này, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế trả lời như sau:
Trước khi có Luật An toàn thực phẩm: Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 không quy định thời hạn hiệu lực Giấy Chứng nhận.
Khi Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực đã quy định Giấy Chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 3 năm (Điều 37 Luật An toàn thực phẩm).
Do đó, đối với cơ sở được cấp Giấy Chứng nhận đã được cơ quan có thẩm quyền của ngành y tế và UBND cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước đây có ghi thời hạn hoặc không ghi thời hạn trên Giấy Chứng nhận nhưng chưa đủ 3 năm kể từ ngày ký sẽ có hiệu lực cho đến hết thời hạn 3 năm kể từ ngày ký (Công văn số 3263/BYT-ATTP ngày 6/6/2013 của Bộ Y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thời hạn cấp Giấy Chứng nhận trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm).
Vì vậy, Giấy Chứng nhận cơ sở được cấp từ năm 2009 đến nay đã hết hiệu lực và phải nộp lại hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận thực hiện theo Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012.
Theo Chinhphu.vn