Về quyết định dừng xuất khẩu cát trắng theo Công văn số 7406/TCHQ-GSQL ngày 10/11/2017 của Tổng cục hải quan.
Bộ Xây dựng:
Bộ Xảỹ đựng nhận được văn bản số 13387/VPCP-CN ngày 15/12/2017 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc xuất khẩu cát; văn bản số 12513/VPCP-ĐMDN ngày 23/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết kiến nghị của Công ty xuất nhập khẩu và dịch vụ đầu tư Việt Nam; văn bản số 13736/VPCP-CN ngày 26/12/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc xuất khẩu cát trắng silic và cát vàng làm khuôn đúc; phiếu chuyển văn bản số 1576/PC-VPCP ngày 20/12/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết kiến nghị của Công ty cổ phần Beltech.
Ngoài ra, liên quan đến chủ trương xuất khẩu cát của Chính phủ Việt Nam, Bộ Xây dựng cũng nhận được Công hàm số KEV-17-1003 ngày 17/10/2017 của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam; Công hàm số JF: 1318/2017 ngày 04/12/2017 của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; văn bản VN 598 ngày 14/12/2017 của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam; văn bản số 3353/PTM-VP ngày 14/12/2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và văn bản của các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu cát trắng silic, bao gồm: Văn bản số 01/TTDN-CV ngày 15/11/2017 và văn bản số 03/TTDN-CV ngày 13/12/2017 của Tập thể doanh nghiệp cát trắng, văn bản số 51/SIBICO-CV ngày 07/11/2017 của Công ty TNHH MTV chế biến cát Bình Thuận, văn bản số 117/TTr-KSQT ngày 10/11/2017 của Công ty cổ phàn khoáng sản Quảng Trị, văn bản số 184/VIC.17 ngày 13/11/2017 của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và dịch vụ đầu tư Việt Nam (Vicosimex), văn bản số 128/BIDICO-CV ngày 13/11/2017 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Bảo Thư, văn bản số 140/CV-KNKS ngày 13/11/2017 của Công ty cổ phàn kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam, văn bản sô 131/VTCO-CV ngày 13/11/2017 và văn bản số 151/VTCO-CV ngày 15/11/2017 của Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Vico Quảng Trị, văn bản số 25/CV-TMC ngày 15/11/2017 của Công ty TNHH khoáng sản Transcend Việt Nam, văn bản số 40/2017/CV-HT ngày 21/11/2017 của Công ty TNHH Hoằng Tiệp Việt Nam, văn bản số NVC-MOF ngày 21/11/2017 của Công ty TNHH Nakashima Việt Nam, văn bản số 19/TP ngày 25/11/2017 của Công ty TNHH Thuận Phát.
Trước đó, liên quan đến việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia và ảnh hướng đến thị trường xây dựng của Việt Nam, cũng như tình hình xuất khẩu các loại cát nói chung (cát xây dựng, cát nhiễm mặn, cát trắng silic) theo chi đạọ của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 9826/VPCP-CN ngày 15/9/2017 cùa Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã cổ văn bản số 2495/BXD-VLXD ngày 23/10/2017 báo cáo về nội dung trên Cụ thể:
Đối với cát xây dựng: Việt Nam đã không xuất khẩu cát xây dựng từ năm 2009 theo Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02/10/2008 của thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 18/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ xầỳ dựng về hưóng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Hiện nay, sau khi có chỉ đạo của Thủ tưởng Chính phủ về việc tăng cường quản lý các hoạt động khai thác và tiêu thụ cát, sỏi xây dựng, nhu cầu sử dụng cát, đặc biệt là khu vực các tỉnh đông băng sông Cửu Long đang bị thiêu hụt về nguồn cung, Bộ Xây dựng đã nghiêm túc chỉ đạo không xuất khẩu.
Đôi với cát nhiễm mặn: Việc xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét tại các cửa sông, cảng biển thòi gian qua được thực hiện theo Thông báo số 407/TB-VPCP ngày 17/12/2012 của Văn phòng Chính phủ. Thực hiện ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 278/TB-VPCP ngày 22/6/2017 của Văn phòng Chính phủ vê Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Xây dựng đã nghiêm túc dừng hướng dẫn xuất khau cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng tại các cửa sông, cảng biển.
Hiện nay trên phạm vi cả nước không còn đơn vị nào xuất khẩu cát nhiễm mặn.
Đối với việc khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản cát trắng silic, Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:
Tình hình thực hiện Quỵ hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cát trắng silic
Cát trắng silic là khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu thuộc Quy hoạch thăm dò, khai thác, chê biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngắy 28/11/2008 và phê duyệt điều chỉnh, bồ sung tại Quyết đinh số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012.
Tài nguyên khoáng sản cát trắng silic trên toàn quốc dự báo khoảng 1,4 tỷ tấn. Tuy nhiên, các mỏ cát trắng hầu hết đều tập trung ở các tỉnh duyên hải ven biển miền Trung và Nam Trung bộ nên việc quy hoạch đưa vào thăm dò, khai thác gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng đến quy hoạch phát triên du lịch và đô .thị tại các địa phương.
Đến hết năm 2016, chưa kể các giấy phép khai thác do ủy ban nhân dân các địa phương cấp dạng phân tán nhỏ lẻ hoặc khoáng sản tận thu trong khu vực dự án đầu tư xây dựng công trình, BỘ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 15 giấy phép khai thác khoáng sản cát trắng silic với tổng trữ lượng được phê duyệt là 137 triệu tấn và công suất khai thác là 3.580.000 tấn/năm. Sản lượng khai thác và chế biến thực tế hàng năm khoảng trên 1,1 triệu tân. Các sản phâm cát sau khai thác, chế biến sàng tuyển chủ yếu phục vụ làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất thủy tinh và kính xây dựng; sử dụng làm men sứ, gạch ốp lát,... ừong nước và một phần xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan và báo cáo của các doanh nghiệp, liên quan đến hoạt động xuất khẩu cát có rất nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia:
Một số doanh nghiệp có mỏ khoáng sản được cấp phép, có đầu tư cơ sở chế biến và trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu cát như: Tông Công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, Gông ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Vico Quảng Trị, Công ty cổ phần khoáng sản Quảng Trị, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và dịch vụ đâu tư Việt Nam - Vicosimex, Công ty cô phân kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam - Minco, Công ty cồ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Bảo Thư, Công ty cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa.
Một số doanh nghiệp không có mỏ được cấp phép nhưng có đầu tư cơ sờ chế biến và tham gia xuất khẩu như: Công ty TNHH khoáng sản Transcend Việt Nam, Công ty TNHH Hoằng Tiệp Việt Nam.
Một số doanh nghiệp không có mỏ được cấp phép, không đầu tư cơ sở chế biến, nhưng có thị trường nên tham gia hoạt động thương mại xuất khẩu như: Công ty cổ phần đầu tư NHV, Công ty TNHH MTV Hợi Trần, Công ty cổ phàn cung ứng vật tư công nghiệp Viễn Thiên, Công ty TNHH An Viên,...
Một số doanh nghiệp cồ mỏ khoáng sản được cấp phép, có đầu tư cơ sở chế biến nhưng không tham gia xuất khẩu mà chỉ cung cấp nội địa như: Công ty cổ phần Viglacera Vân Hải, Công ty TNHH MTV cát Cam Ranh FiCO.
Ngoài ra có một số doanh nghiệp đã có mỏ khoáng sản được phê duyệt trữ lương hoăc cấp phép khai thác nhưng chưa đi vào hoạt động như: Tổng Công ty Viglacera (mỏ cát trăng Ba Đôn, huyện Quảng Trạch, tính Quảng Bình); Công ty TNHH Yeou Lih Silica Sand Việt Nam (mỏ cát trắng Tân An, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam); Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Phương (mỏ cát trắng tại xã Phong Hiền, huyện Phọng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huê); Công ty cổ phần Prime Thiên Phúc (mỏ cát ừắng tại xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế),.. và một số doanh nghiệp được ủy ban nhân dân các địa phương cấp phép khai thác cát tận thu cát ừong khu vực dự án đầu tư xây dựng công trình.
Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cát trắng silic
Tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ cát trắng trên toàn quốc hiện nay khoảng trên 1,1 triệu tấn/năm, trong đó: Thị trường tiêu thụ ữong nước khoảng 70% (làm nguyên liệu sản suất thủy tinh và kính xây dựng khoảng 60%; làm phụ gia và nguyên liệu sản xuất sơn, gốm sứ, đá ốp lát nhân tạo... khoảng 10%); xuất khẩu chiếm khoảng 30%.
2.1. Tình hình tiêu thụ trong nước
Sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất thủy tinh và kính xây dựng (cho 07 nhà máy sản xuất kính hiện có với công suất 240 triệu m2 kính QTC/năm): Tổng nhu cầu hiện nay khoảng 650.000 tấn/năm.
Sử dụng cho các lĩnh vực khác: Tổng nhu cầu thị trường bột cát thạch anh cho sản xuất sơn, gốm sứ và các lĩnh vực khác khoảng 100.000 tân/năm.
Yêu cầu chất lượng đối với cát làm thủy tinh và kính xây dựng: Cát đã qua sàng tuyển đảm bảo hàm lượng SÌƠ2 ừên 98% và hàm lượng Fe2Ơ3 dưới 0,1%.
Giá bán cát trắng silic đã qua sàng tuyển (tại nơi sản xuất): Trung bình khoảng trên 300.000 đồng/ tấn sản phẩm.
Giai đoạn từ năm 2018 - 2020 sẽ có thêm 06 dự án sản xuất kính mới đang được đầu tư với công suất 217 ừiệu m2 QTC/ năm dần đi vào hoạt động và đên năm 2020 tổng công suất thiết kế sẽ tăng lên 457 triệu m2 QTC/ năm (tương đương khoảng 6.500 tân thủy tinh/ngày), tương ứng với nhu cầu cát trắng sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất kính vào khoảng 1,3 triệu tấn/năm. Với năng lực khai thác, chế biến hiện có thì hoàn toàn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu caĩ trắng cho lĩnh vực này từ nay đến năm 2020.
2.2 Tình hình xuất khẩu
Căn cứ theo khoản 2, điều 2 của Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 19/3/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản, Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành danh mục, điều kiên và tiêu chuẩn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, thì sản phẩm cát trắng silic và cát vàng làm khuôn đúc là khoáng sản được phép xuất khẩu khi đáp ứng điều kiện đã qua chế biến (với cát trắng yêu cầu hàm lượng SiO2 > 99%; với cát vàng làm khuôn đúc yêu cầu hàm lượng SiO2 > 95 % và kích thước cỡ hạt < 2,5 mm). Đối với sản phẩm cát trắng silic dạng thô chưa qua chế biến không thuộc diện được phép xuất khẩu.
Theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Hải quan, báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu cát silic cụ thể như sau:
Khối lượng và giá trị xuất khẩu: Năm 2015 khối lượng xuất khẩu cát silic (gồm cát trắng, cát vàng) là 406.400 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 11,337 triệu USD; năm 2016: khối lượng xuất khẩu cát silic là 422.800 tấn, giá ừị xuất khẩu đạt 12,956 triệu USD). Trong 09 tháng đầu năm 2017, khối lượng xuất khẩu cát siiic đạt xấp xỉ 400.000 tấn. về tỷ trọng xuất khẩu: Cát ứắng làm nguyên liệu sản xuất thủy tinh và kính xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 55%); tiếp theo là bột cảt thạch anh mịn và siêu mịn (khoảng 31%); cuối cùng là cát làm khuôn đúc với tỳ ứọng nhỏ (khoảng 14%).
Chủng loại sản phẩm xuất khẩu: Bao gồm cát trắng silic qua sàng, tuyển cung cấp làm nguyên liệu cho lĩnh vực thủy tinh và kính xây dựng; cat ừang hoặc cát vàng làm khuôn đúc; bột cát thạch anh mịn và siêu mịn làm nguyên liệu sản xuất men gốm, sứ, gạch chịu lửa, bột mài và làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như kính siêu trắng làm tấm pin măt ừời, màn hình tinh thể lỏng, bông sợi thủy tinh,...
Giá xuất khẩu (giá FOB) theo các chủng loại sản phẩm như sau:
+ Cát trắng silic (qua chế biến sàng tuyển) làm nguyên liệu cho sản xuất thủy tinh và kính xây dựng: 27 - 33 USD/tấn;
+ Cát trắng silic (qua chế biến sàng tuyển) làm khuôn đúc: 25-28 USD/tấn;
+ Cát vàng (qua chế biến sàng tuyển) sử dụng làm khuôn đúc: 8 -13 USD/tấn;
+ Bột cát thạch anh mịn và siêu mịn (nghiền từ cát trắng silic): 80 -155 USD/tấn.
Thời hạn hợp đồng: Trung bình từ 03 - 04 năm.
1 Nước nhập khẩu: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippin,..Trong đó, Hàn Quốc là nước nhập khẩu nhiều nhất với khối lượng hàng năm chiếm trên 50% tổng lượng cát trắng silic xuất khẩu từ Việt Nam. Đứng thứ 2 là Nhật Bản và tiếp theo là Đài Loan, Philippin và các nước khác.
Thuế xuất khẩu (theo Biểu thuế xuất nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ): Mức thuế xuất khẩu phổ biến là 30%; một số sản phẩm bột cát thạch anh mịn và siêu mịn có kích thước cỡ hạt < 96 Mm dùng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm cao cấp được áp thuế xuất khẩu 5%.
Tác động của chủ trương dừng xuất khẩu cát
Thòi gian qua, Bộ Xây dựng nhận được văn bản của các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến và xuất khẩu cát; Công hàm của Đại sứ quán các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản tại Việt Nam; văn bản của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam; văn bản của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có ý kiến về chủ trương không xuất khẩu cát của Chính phủ Việt Nam. Cụ thể một số nội dung chính như sau:
Cát trắng silic được cưng cấp làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như sản xuất kính, thủy tinh, khuôn đúc, gôm sứ,.. .Với đặc thù sản xuất của cac lĩnh vực này là phải đam bảo duy trì sản xuất liên tục nên phải có nguồn nguyên liệu ổn đinh và lâu dài Việc dừng xuât khâu tức thì sẽ ảnh hương trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài đang sử dụng cát trắng từ Việt Nam. Đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam khi đơn phương dừng hợp đồng xuất khẩu sẽ bị các khách hàng kiện ra Tòa án kinh tế và sẽ bị phạt do vi phạm hợp đồng đã ký với đối tác, gây thiệt hại lớn vê kinh tế cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đang sử dụng cát trắng nhập khẩu từ Việt Nam làm nguồn nguyên liệu đều là các Tập đoàn lớn trên thế giới như tại Hàn Quốc có Samsung, LG (điện tử), Doosan (thủy tinh, máy móc, công nghiệp nặng), Hyundai, Kia (sản xuât ô tô), Hanknk Glass - Saint Gobain (kính xây dựng, kính năng lượng mặt trời); tại Nhật có Nippon Sheet Glass (kính năng lượng mặt ữời); tại Thái Lan có Union Glass, Ocean Glass (sản xuất đồ thủy tinh gia dụng),... Đây đêu là những đơn vị có đầu tư và sản phẩm giao thương với Việt Nam; do đó, nêu không có nguyên liệu cát trắng công nghiệp, các ngành sản xuât liên quan đên chuôi cung ứng ữên cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh, sản xuất của nhiều doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ giao thương với Việt Nam; đặc biệt là có thể gây ảnh hưởng đên quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước trong khu vực.
Các sản phẩm cát xuất khẩu đều có giá trị cao hơn nhiều lần so với cát khai thác ở trạng thái nguyên khai và cao hơn so với giá bán cát tại thị trường trong nước.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư dây chuyến chế biến sàng tuyển cát hiện đại và hoản chỉnh. Trong khi thị trường trong nước hiện tại chưa tiêu thụ hết lượng cát trắng silic đã qua khai thác, chế biến thì việc xuất khẩu cát sẽ góp phần đảm bảo ổn định cung 1 cầu thi trường trong nước và giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Việc dừng xuất khẩu cát cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và đời sống của người lao động tại các doanh nghiệp do phải dừng sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra việc tháo gỡ cho phép được tiếp tục xuất khẩu cát ừắng silic sẽ góp phần tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và địa phương; đồng thời tạo điều kiện hỗ ừợ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thêm nguôn thu từ hoạt động xuất khẩu để doanh nghiệp có điều kiện phát huy nội lực và tái đầu tư, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khọáng sản.
Đề xuất của Bộ Xây dựng
Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và nội dung kiến nghị của các doanh nghiệp, nhằm quản lý và khai thác hiệu quả nguôn tài nguyên khoáng sản, tạo điễu kiện tháo gỡ khó khăn và tạo môi trường đâu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, lâu dài cho doanh nghiệp; đông thời nâng cao quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp trong khu vực, tạo cơ hội đầu tư phát triển bên vững vê kinh tê - xã hội, Bộ Xây dựng báo cáo và kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ các giải pháp sau:
4,1 Giải pháp trước mắt
a) Đối với cát trắng silic
Cho phép các doanh nghiệp được tiếp tục xuất khẩu với các hợp đồng xnât khẩu đã ký với các đối tác nhập khẩu đang còn hiệu lực từ nay đến thòi điêm ban hành Thông tư bổ sung, sửa đổi Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Việc xuất khẩu phải đảm bảo yêu cầu về nguồn gốc xuất, xứ của khoáng sản (có giấy phép khai thác còn hiệu lực đo cơ quan có thẩm quyền cấp) và sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến đảm bảo tiêu chuẩn xuat khẩu theo phụ lục 1 của Thông tư số 04/2012/TT-BXD. Cụ thể các sản phẩm được phép xuất khẩu bao gồm: Cát trắng silic đã qũa chế biến làm nguyên liệu cho sản xuất thủy tinh và kính xây dựng; cát tòng silic đã qua chế biến (bọc nhựa hoặc không bọc nhựa) làm khuôn đúc; bột cát thạch anh mịn và siêu mịn; cát vàng đã qua chế biến làm khuôn đúc; cát tiêu chuẩn sử dụng cho phòng thí nghiệm.
Giao Bộ Xây dựng rà soát và ban hành Thông tư bồ sung, sửa đổi Thông tư số 04/2012/TT-BXD nêu ừên theo hướng dừng xuất khẩu khoáng sản cát trắng silic dạng thô chưa qua chế biến và cát sơ tuyển; tiếp tục cho xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến sâu, cát nghiền siêu mịn, cát làm khuôn đúc có giá trị kinh tế cao; Đồng thời giao Bộ Xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan tô chức kiêm tra, đánh giá vê tình hình đâu tư và hoạt động sản xuât kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác, chế biến cát trắng silic để có giải pháp đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thúc đẩy sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội theo như nội dung kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại văn bản số 264/TB-VPCP ngày 14/6/2017 về tình hình ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam.
b) Đối với cát xây dựng
Tiếp tục thực hiện chủ trương không xuất khẩu cát xây dựng.
Đồng ý chủ trương cho phép nhẩu khập cát xây dựng từ nước ngoài nhằm ổn định cung cầu trong nước, hạn chế việc khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông.
c) Đối với cát nhiễm mặn
Tiếp tục thực hiện chủ trương dừng không xuất khẩu tại Thông báo số 278/TB-VPCP ngày 22/6/2017 của Văn phòng Chính phủ.
4.2 Giải pháp lâu dài
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì và phối hơp với Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ thực hiện “Đề án đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên khoáng sản cát trắnẹ ven biển Việt Nam”, làm cơ sở cho việc đánh giá va lập quy hoạch tổng thể ve khoáng sản cát trắng silic nói riêng và khoáng sản làm vật liệu xây dựng nói chung trên toàn quốc.
Giao ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo và giám sát chặt chẽ việc khai thác, chế biến và xuất khẩu cát của các doanh nghiệp ừên địa bàn và báo cáo tình hình thực hiện việc xuất khẩu định kỳ theo quy định. Đối với các địa phương có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản cát trắng ven biển, trong quá trình phê duyệt các dự án quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp, du lịch sinh thái,... trên địa bàn cần nghiêm túc thực hiện việc lấy ý kiến các cơ quan liên quan theo quy định tại Luật Khoáng sản và Luật Quy hoạch đô thị để tránh việc chống lấn giữa các quy hoạch có liên quan; đặc biệt là việc thu hồi khoáng sản cát trắng ở các khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
Bộ tài chính
về việc Công ty CP Đầu tư và khoáng sản Vico - Quảng Trị kiến nghị Công văn số 7406/TCHQ-GSQL ngày 10/11/2017 của Tổng cực Hải quan về dừng xuất khẩu cát trắng (trang 4-7 Phụ lục 1 kèm Công văn số 3353/PTM-VP).
Tổng cục Hải quan có công văn số 7406/TCHQ-GSQL ngày 10/11/2017 yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện dừng thủ tục hải quan xuất khẩu khoáng sản là cát trắng silica theo ý kiến của Bộ Xây dựng tại công văn số 2521/BXD-VLXD ngày 25/10/2017. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã có Công văn số 15509/BTC-TCHQ ngày 15/11/2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ do Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan không nhận được ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ về chủ trương không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài. Từ đó, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thông báo cho các cơ quan quan, đơn vị có liên quan về việc dừng xuất khau mọi loại cát và giao Bộ Xây dựng sửa đồi nội dung Thông tư số 04/2012/TT-BXD cho phù hợp.
Đề nghị Công ty CP Đầu tư và khoáng sản Vico liên hệ với Bộ Xây dựng để giải quyết theo thẩm quyền.