Để đáp ứng nhu cầu đào tạo của người lao động cũng như nhu cầu nâng cao chất lượng lao động trong doanh nghiệp hiện có nhiều hình thức đào tạo khác nhau như kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề... Đối với doanh nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên có cấp Chứng chi đào tạo theo mẫu quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH thì người dạy phải có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên (quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 08/2017/TT- BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ trường Bộ Lao động 1 Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp) hoặc chứng chỉ kỹ năng dạy học (quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trường Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên).
Các quy định trên là điều kiện bắt buộc để đảm bảo nhà giáo, người dạy nghề có đủ năng lực sư phạm nhằm truyền đạt các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp đến người học, giúp người học nhanh chóng, dễ dàng hình thành được năng lực nghề nghiệp. Do vậy không thể bỏ quy định này trong các văn bản quy định hiện hành.