Thời gian qua, NHNN đó có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Chi đạo các TCTD chủ động các biện pháp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động để có cơ sở giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp; Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Đơn giản hóa một số hồ sơ, thủ tục cho vay đảm bảo thuận tiện, minh bạch; Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên cả nước với nhiều giải pháp hỗ trợ trực tiếp như tăng cường cho vay mới, cơ cấu lại nợ vay, giảm lãi suất cho vay; triển khai nhiều chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất hợp lý.
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ Lào tỉnh Hà Tĩnh, hiện dư nợ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn là 286.619 triệu đồng và chưa phát sinh nợ xấu do các khoản vay vừa được giải ngân trong năm 2017. Trường hợp gặp khó khăn khi đến hạn trả nợ vay, đề nghị các doanh nghiệp làm việc trực tiếp với các TCTD cho vay để được xem xét tháo gỡ theo các quy định hiện hành.
Ngoài ra, NHNN được biết những khó khăn của các doanh nghiệp nhập khẳu gỗ từ Lào1 đã được Sở Công thương tình Hà Tĩnh báo cáo cụ thể Bộ Công thương. Trên cơ sở đó, Bộ Công thương đã có buổi trao đổi, làm việc với Lãnh đạo Bộ công thương Lào tại Viên Chăn, đồng thời đã có công hàm đề nghị Bộ Công thương Lào tiến hành kiểm kê, xác minh các lô gỗ tồn của doanh nghiệp tại các địa phương Lào và trên tinh thần hợp tác, hữu nghị giữa hai nước xem xét, có biện pháp thảo gỡ, xử lý, tránh thiệt hại cho các doanh nghiệp đã đầu tư, khai thác, mua bán gỗ và đã thanh toán, chuyển tiền (một phần hoặc toàn bộ) theo hướng tạo điều kiện, cho phép được đưa số gỗ còn tồn tại Lào về Việt Nam.