Kiến nghị 8 nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 (sau đây gọi tắt là Nghị định 38) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP) gồm:

  1. Trong 08 kiến nghị mà VASEP đưa ra, có 02 kiến nghị đã được trao đổi và giải đáp trực tiếp tại buổi đối thoại giữa đại diện các Bộ ngành liên quan như Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ và đại diện của VASEP cùng các doanh nghiệp sản xuất thủy sản ngày 13/5 tại Hà Nội với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (kiếnnghị về bãi bỏ cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kiến nghị liên quan đến thủ tục hành chính).

Ngoài ra, Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) đã trực tiếp tham gia các buổi đối thoại với VASEP, Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh về các kiến nghị này của VASEP đồng thời nêu rõ sự cần thiết phải thực hiện "Tiền kiểm" đối với sản phẩm thực phẩm do đây là hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, phương pháp quản lý này hiện cũng đang được áp dụng đối với đại đa số các nước trong khu vực ASEAN trong các buổi đối thoại này, Bộ Y tế cũng cung cấp thêm ý kiến của Bộ Tư pháp về các kiến nghị của VASEP, cụ thể như sau:

 - Khoản 3 Điều 3 Luật an toàn thực phẩm về nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm cũng quy định “Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.”

Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, cũng như yêu cầu quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, Chính phủ đã đưa nội dung công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên do vấn đề công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm chưa được ghi nhận trực tiếp tại Luật an toàn thực phẩm, chính vì vậy, Bộ Tư pháp đề nghị báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề này. Đồng thời, tại Nghị quyểt số 43/2017/QH14 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 cũng yêu cầu "... kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm đối với các sàn phẩm nông lâm thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ", tức là phải tiền kiềm chặt chẽ thực phẩm trước khi lưu thông theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 43/2017/QH14 của Quốc hội.

 Ngoài ý kiến của Bộ Tư pháp, Nghị quyết của Quốc hội Bộ Y tế xin trao đổi vấn đề này trên cơ sở thực tiễn như sau:

Trên thực tế tại Việt Nam và thông lệ Quốc tế, việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) không thể thực hiện đối với từng sản phẩm thực phẩm và ban hành cho tất cả các loại sản phẩm thực phẩm tương ứng mà ban hành các QCKT hoặc các quy định cho các nhóm sản phẩm thực phẩm: Danh mục phụ gia thực phẩm được ban hành áp dụng cho hàng trăm loại thực phẩm khác nhau... vì thế việc công bố phù hợp quy chuẩn tương ứng không thể thực hiện được đối với tất cả các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn. Do đó, để bảo đảm quản lý được an toàn thực phẩm, bên cạnh việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm thực phẩm và nhóm sản phẩm thực phẩm, thì Bộ Y tế vẫn ban hành các quy định kỹ thuật chung dưới dạng Thông tư, ví dụ như: Thông tư về quản lý phụ gia thực phẩm, Thông tư quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm, Thông tư quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm....

Trên cơ sở nguyên tắc đó và thực tiễn Việt Nam chỉ có khoảng 2% các sản phẩm thực phẩm có QCKT để quản lý các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn trước khi lưu thông trên thị trường được thống nhất thì các sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường là phù hợp.

Như vậy, việc quy định công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP thực chất về bản chất là tương đương nhau và đều quy định áp dụng các chỉ tiêu ATTP.

Thực hiện Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP của Chính phủ, Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Y tế rà soát, kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ các quy định về công bố hợp quy, Bộ Y tế đã cử đầu mối để phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu về vẩn đề này.

Bộ Y tế thấy rằng giữ nguyên phương thức "tiền kiểm" các sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn là phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam. Trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ cùng các Bộ thực hiện đánh giá tổng thể 5 năm thực hiện Luật an toàn thực phẩm, khi đó sẽ xin ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giải thích nội dung này và sẽ tiến hành đánh giá việc áp dụng hình thức này một cách tổng thể.

  1. Đối với 06 kiển nghị còn lại, Bộ Y tế xin có ý kiếntrao đổi như sau:

Tại Khoản 7 Điều 11 Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đã quy định rõ: "Trường hợp chỉ thay đổi các nội dung trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đối với hình thức nhãn, quy cách bao gói, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, nội dung ghi nhãn không bắt buộc, địa chỉ trụ sở của tổ chức, cá nhân hay nơi sản xuẩt, tên tổ chức, cá nhân (trong trường hợp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) thì tổ chức, cá nhân được phép nộp công văn đề nghị bổ sung kèm theo xác nhận về các nội dung đã thay đổi, bổ sung của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm để được tiếp tục sử dụng số Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận đã được cấp hay cấp lại." Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Bộ Y tế đã bổ sung nội dung này vào Điểm c Khoản 5 Điều 1 của dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP theo hướng khi sản phẩm có sự thay đổi về quy cách bao gói mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng và không vi phạm các mức giới hạn an toàn thì doanh nghiệp chỉ cần nộp công văn đề nghị bổ sung đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và nếu sau 7 ngày làm việc nếu cơ quan quản lý không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được thay đổi quy cách bao gói (không cần công văn đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thầm quyền). Còn khi thay đổi hạn sử dụng, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, chất liệu bao gói sẽ làm ảnh hường đến bản chất, chất lượng, tính an toàn của sản phẩm nên Bộ Y tế xin bảo lưu quan điểm nội dung này.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tại dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38 đã bãi bỏ yêu cầu doanh nghiệp phải kiểm nghiệm định kỳ trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Điểm b, Khoản 6 Điều 1 của dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38).       -

Điều 5 vả Điều 6 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ công bố chỉ có 02 loại giấy trong 01 bộ hồ sơ có yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự là Kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm (Điểm c Khoản 2 Điều 5, Điểm d Khoản 3 Điều 6) và Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Điểm c Khoản 3 Điều 6), cụ thể yêu cầu "bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự". Như vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn nộp một trong các loại hình là: bản gốc hoặc bản công chứng hoặc bản hợp pháp hóa lãnh sự chứ không nhất thiết phải nộp bản hợp pháp hóa lãnh sự.

 

Điểm a) Khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm quy định cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ điều kiện sau đây:

“a) Có đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại chương IV của Luật này".

Đối chiếu với quy định tại chương IV của Luật an toàn thực phẩm thì các cơ sở trung gian thương mại, kinh doanh thực phẩm nhưng không thực hiện bất kỳ hoạt động liên quan đến sản xuất, bảo quản, vận chuyển, bày bản thực phẩm như kiến nghị của VASEP không đủ điều kiện để thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Như vậy các cơ sở này theo Luật an toàn thực phẩm đương nhiên không thuộc đổi tượng cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nên không cần phải đưa vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP.

Để đảm bảo tuân thủ đúng Luật an toàn thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng, tránh ách tắc cho Doanh nghiệp, ngày 21/12/2015 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 52/2015/TT-BYT về việc quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế (Thông tư 52), trong đó Thông tư 52 đã cải tiến được các vấn đề về kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu so với các quy định trước đây, đặc biệt là tiếp thu tinh thần của Nghị quyét số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 “Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 như áp dụng phương thức quản lý rủi ro, dựa trên lịch sử nhập khẩu của các lô hàng, giảm thời gian thông quan hàng hóa... Theo đó, Thông tư 52 quy định rõ 3 phương thức kiểm tra:

+ Phương thức kiểm tra thông thường: Chủ yếu là kiểm tra cảm quan (chỉ khi nào thấy bất thường mới lấy mẫu để kiểm tra). Thời gian kiểm tra là 06 ngày làm việc.

+ Phương thức kiểm tra chặt: Chủ yểu được áp đụng khi có cảnh báo của Bộ Y tế, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, của nhà sản xuất hoặc khi phát hiện hàng hóa thực phẩm có vi phạm. Thời gian kiểm tra là 08 ngày làm việc.

+ Phương thức kiểm tra giảm: Là việc chỉ kiểm tra hồ sơ công bố sau khi thực phẩm đã qua 3 lần kiểm tra thường đều đạt. Thời gian kiểm tra là 02 ngày làm việc.

Với cách thức và thời gian kiểm tra theo quy định tại Thông tư 52 thì đã giảm đáng kê thời gian thông quan so với quy định tại Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT mới đây là 19-21 ngày/lô hàng (theo kết quả đo thời gian thông quan của cơ quan Hải quan). Ngoài ra, Bộ Y tế đã kết nối Hệ thống Một cửa Quốc gia từ tháng 6/2015. Với việc kết nối này, thời gian thông quan hàng hóa thực phẩm nhập khẩu thuộc quản lý của Bộ Y tế đã giảm mạnh trên Cổng thông tin Một cửa quốc gia, cụ thể: Thời gian trung bình kiểm tra giảm xuống còn 1,5 ngày; kiểm tra thông thường giảm xuống còn 5,5 ngày; kiểm tra chặt giảm xuống còn 6,5 ngày. Đây là một bước tiến lớn giúp tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp cả về mặt thời gian và chi phí.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu chưa được áp dụng thống nhất giữa các nhóm sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của 3 Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương do mỗi Bộ đều có một thông tư riêng về phương thức kiểm tra, thời gian kiểm tra và chưa đồng bộ kết nối với Cổng thông tin Một cửa quốc gia đối với việc kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (Bộ Y tế đã kết nối từ tháng 6/2015). Do đó, các doanh nghiệp và cơ quan kiểm tra nhà nước còn gặp khó khăn. Về việc này, Bộ Y tế đã kiến nghị các bộ xem xét để áp dụng đồng bộ phương thức kiểm tra đối với các nhóm sản phẩm thực phẩm cũng như kết nối Công thông tin Một cửa quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như công tác quản lý về kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu.

Ngoài ra, Điều 38 Luật an toàn thực phẩm quy định rõ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu phải đáp ứng: “Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu” (Điểm a) Khoản 1) và “Phải được cấp “Thông báo kểt quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành” (Điểm b) Khoản 2). Như vậy, nội dung đề xuất sửa đổi Nghị định của VASEP là chưa phù hợp với Luật an toàn thực phẩm.

 

Khoản 3 Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định rõ:

“3, Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên, trong đó có thực phẩm tươi sống.” Như vậy, Nghị định đã quy định rõ nguyên tắc kiểm tra cụ thể 1 lô hàng chỉ chịu sự kiểm tra của một cơ quan quản lý, không có sự chồng chéo ở đây.

 Khoản 3 Điều 8 Thông tư 52 quy định rõ thời gian kiểm tra giảm: "Việc kiểm tra đối với lô hàng hoặc mặt hàng thuộc diện kiểm tra giảm đưực thực hiện như sau:

Trong thời gian tối đa 02 (hai) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm cấp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu...". Đồng thời, Khoản 2 Điều 8 quy định: "Trong vòng 01 (một) ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, cơ quan kiểm tra tiến hành xem xét hồ sơ đăng ký kiểm tra". Như vậy tổng thời gian kiểm tra giảm và cấp thông báo là 03 (ba) ngày làm việc theo đúng kiến nghị của VASEP. Tuy nhiên, trên thực tế như đã đề cập ờ phần trên, với việc kết nối Cổng thông tin Một cửa quốc gia thì trung bình thời gian kiểm ừa giảm rút xuống chỉ còn 1,5 ngày.

Điều 15 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP đã quy định về trình tự, thủ tục thời gian và thẩm quyền kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại nước xuất khẩu trong đó tại Khoản 1 quy định: "Trong trường hợp đánh giá để thừa nhận lẫn nhau, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xây dựng kế hoạch kiểm tra, thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm xuất khẩu vào Việt Nam theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên". Như vậy đề xuất bổ sung và áp dụng chế độ kiểm tra tại nguồn; tại gốc của VASEP đã quy định rõ tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP.

Trên đây là một số ý kiến đối với các góp ý và kiến nghị của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP cùa Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.