Kể từ 01/7/2015, theo quy định tại khoản 5 Điều 1 về Phí, lệ phí và giá dịch .vụ chuyên ngành hàng không của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam thì thẩm quyền quyết định giá một số dịch vụ hàng không chuyển sang Bộ Giao thông vận tải quy định.
Ngày 24/7/2015, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư so 36/2015/TT-BGTVT về quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Trong đó, tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 36/2015/TT-BGTVT quy định: “Các mức giả, khung giá dịch vụ hàng không quy định tại Quyết định, sổ 1992/QĐ-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức giá, khung giá một số dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam; Khung giá cước vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông quy định tại Quyết định sổ 3282/QĐ-BTC ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về mức tối đa khung gía cước vận chuyển hành khách hạng vé phổ thông trên các đường bay nội địa còn vị thế độc quyền vẫn tiếp tục được áp dụng cho đến khi có văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về mức giá, khung giá dịch vụ vận chuyên hàng không nội địa và dịch vụ chuyên ngành hàng không ”,
Vì vậy, đối với kiến nghị điều tiết khung giá dịch vụ hàng không trên lợi ích tổng thể của các Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng không để
giảm gánh nặng về chỉ phí đầu vào cho các hãng hàng không trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao ” thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải, qua phối hợp, Bộ Tài chính được biết, hiện Bộ Giao thông vận tải đang chủ trì xây dựng, đánh giá và ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 1992/QĐ-BTC ngày 15/8/2014, Bộ Tài chính sẽ phối hợp tham gia ý kiến theo quy định pháp luật hiện hành.
Theo quy định tại Luật phí và lệ phí thì khoản phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay đối với các dịch vụ hàng không (trừ dịch vụ bảo đảm hoạt động bay) tại cảng hàng không, sân bay (quy định tại Thông tư sô 151/2013/TT-BTC cùa Bộ Tài chính) chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá. Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Quyết định khung giá đối vói các dịch vụ này.
Một số dịch vụ còn lại (phí kiểm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bay cho tàu bay, phí cung cấp thông tin trong sổ đăng bạ tàu bay, phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không...) tác động không lớn đến doanh nghiệp và mức thu phí được kế thừa mức thu đã quy định từ năm 2010 (tại Thông tư số 169/2010/TT-BTC).
Triển khai Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 6/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có công văn số 7923/BTC-CST ngày 15/6/2017 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị rà soát các khoản phí có liên quan trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp; đề xuất giảm phí, gửi Bộ Tài chính điều chỉnh giảm mức thu phí hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giảm mức thu phí.
Trường họp Bộ Giao thông vận tải đề xuất điều chình giảm mức phí, Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư điều chỉnh giảm mức thu phí.
Việc điều tiết, quản lý tải cung ứng của các hãng hàng không hiện nay được thực hiện theo hệ thống các Điều ước quốc tế về vận tải hàng không mà Việt Nam tham gia, ký kết (bao gồm các Hiệp địrih hàng không song phương với các quốc gia và vùng lãnh thổ; các Hiệp định, hàng không, thỏa thuận về vận tải hàng không đa biên ừong ASEAN, APEC, WTO) và các quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật hàng không dân dụng năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật triển khai. Hệ thống các quy định này vê cơ bản thể hiện chính sách mở cửa bầu trời có lộ trình, khuyến khích các hãng hàng không khai thác đi/đến Việt Nam, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hãng hàng không tham gia khai thác thị trường; tự do hóa vận tải hàng không nội địa, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia khai thác vận tải hàng không nội địa. Ngoài ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã quy định các điều kiện, cơ chế về mặt kỹ thuật để điều tiết, quản lý tải cung ứng của các hãng hàng không như kiểm soát quyền vận chuyển hàng không; điều phối giờ hạ, cất cánh (slot); cấp phép bay; kiểm soát việc thuê tàu bay khai thác của các hãng hàng không.
Đến tháng 6/2017, thị trường hàng không Việt Nam đã có sự tham gia khai thác của 60 hãng hàng không nước ngoài khai thác 94 đường bay từ 51 điểm thuộc 23 quốc gia, vùng lãnh thổ đi/đến Hà Nội, Đà Nắng, Tp. Hồ Chí Minh, Cam Ranh, Hải Phòng và Phú Quốc. Đối với Việt Nam, các hãng HKVN khai thác 76 đường bay quốc tế thường lệ và thuê chuyến thường lệ trực tiếp từ Nội, Đà Nằng, Tp Hồ Chí Minh, Cam Ranh, Hải Phòng và Phú Quốc tới 40 thành phố của 18 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, ữong đó có 25 điểm ở Đông Bắc Á, 09 điểm ở Đông Nam Á, 2 điểm tại úc và 4 tại Châu Âu. Tại thị trường nội địa, 4 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác mạng đường bay gồm 53 đường bay từ 3 trung tâm chính là Hà Nội, Đà Nắng và Tpẵ Hồ Chí Minh tới 18 cảng hàng không địa phương.
Tính đến tháng 6/2017, 5 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác đội tàu bay gồm 164 tàu bay hiện đại gồm B777, A330, A321, A320, B737, ATR72-500, Cessna Caravan vói độ tuổi trung bình 5,7 tuổiắ
Tổng thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017 đạt 30,3 triệu hành khách, 549 nghìn tán hàng hóa, tăng gấp 2,4 lần về hành khách, 2,2 lần về hàng hóa so với năm 2012ề Dự kiến năm 2017, tổng thị trường đạt xấp xỉ 61 triệu hành khách, xấp xỉ 1 triệu tấn hàng hóa tăng 2,4 lần về hành khách và 1,9 lần về hàng hóa so năm 2Ọ12. Giai đoạn 2015-2017, thị trường hàng không có sự tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 19,1% về hành khách và 14,3% về hàng hóa.
Hiện tại, hệ số sử dụng ghế các hãng HKVN trến đường bay nội địa ở mức cao, số liệu tổng thi trường ừong 06 tháng đầu năm 2007 là 84,3%, trong đó Vietnam Airlines 83,4%, Vietjet Air 85,4%, Jetstar Pacific 83,1% và VASCO 80,8%.
nặng về chi phí đầu vào cho các hãng hàng không trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao:
Bộ GTVT và Cục HKVN luôn quan tâm, chú ừọng đến lợi ích tểng thể các các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng không. Phương án điều chinh giá dịch vụ hàng không đã được Cục HKVN nghiên cứu và báo cáo Bộ GTVT thông
qua. Ngày 03/4/2017, Bộ GTVT đã có văn bản số 3435/BGTVT- VT gửi Bộ Tài chính xin ý kiến về Dự thảo Quyết định. Đồng thời, phương án điều chinh giá cũng được báo cáo Ban chỉ đạo điều hành giá. Ngày 23/5/2017, Bộ Tài chinh đã có ý kiến phúc đáp tại văn bản số 6723/BTC-QLG ừong đó nếu rố một số mức giá cần điều chỉnh, giãn lộ trình từ 3 sang 4 giai đoạn cho phù hợpi. Tiếp thu ý kiến cùa Bộ Tài chính, Bộ GTVT đang hoàn thiện dự thảo Quyết định. Dự kiến Quyết định sẽ sớm được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2017.
Để giải quyết các khó khăn, vướng mắc của Vietnam Airlines, ngày 05/7/2017, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có buổi làm việc với Vietnam Airlines, việc thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô đã được Bộ trưởng Bộ GTVT kết luận tại Cong van số 266/TB-BGTVT ngày 12/7/2017; ngày 14/7/2017, Cục HKVN cững đã có buổi làm việc với Vietnam Airlines để giải quyết, xử lý các kiến nghị cụ thể, nội dung các giải pháp về điều tiết, quản lý tải cưng ứng, điều tiết khung giá dịch vụ hàng không được nêu tại kết luận số 3301/TB-CHK ngày 17/7/2017.