Đổi với công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng thuộc dự án đầu tư xây dựng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngav thỉ chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Căn cứ các quy định nêu trên, hợp đồng xây dựng giữa nhà thầu và Chủ đâu tư khi kết thúc phải thực hiện quyết toán làm cơ sở đê xác định giá trị Chù đầu tư phải thanh toán cho nhà thầu Đồng thời, không có quy định tỷ lệ tối thiểu giữ lại chờ quyêt toán. Việc quy định tiên giữ lại chờ quyêt toán dựa trên cơ sở thương thảo hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu để xác định trách nhiệm của nhà thâu trong việc hoàn thiện hô sơ phục vụ công tác quyêt toán dự án hoàn thành của Chủ đầu tư. Vì vậy, trên cơ sở các hồ sơ tổng thầu đã hoàn thiện phục vụ công tác quyết toán, đề nghị nhà thầu xây lắp là Tổng công ty Sông Đà làm việc với Chủ đầu tư là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đê thỏa thuận điều chỉnh về hình thức, phương thức bảo đảm, bảo lãnh thực hiện trong lúc chuẩn bị, hoàn tất hồ sơ thanh, quyết toán công trình xây dựng đảm bảo phù hợp với quy đinh của pháp luật và hợp đồng kinh tế giữa hai bên.
Tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 35 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ quy định về yêu cầu bảo hành công trình xây dựng, như sau:
Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyên và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; mức tiền bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành và việc thay thế tiền bảo hành công trình xây dựng bằng thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương. Các nhà thau nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành sau khỉ kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.
a) 3% giá trì hơp đồng đổi với công trình xây dựng cấp đăc biệt và cấp I;
Như vậy, đối với các công trình Lớn như Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu là công trình xây dựng câp đặc biệt nên việc giữ lại 3% giá trị hợp đông là đúng theo quy định cùa pháp luật. Do vậy, đề nghị Tổng công ty Sông Đà kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu xem xét, tổng kết, đánh giá để trình Chính phủ xem xét, điều chỉnh quy định tại Nghị định sổ 46/2015/NĐ-CP quy định về mức tiền bảo-hành công trình tối thiêu làm cơ sở đê triển khai thực hiện.
- Cơ chế thanh toán hợp đồng xây dựng đã được quy định cụ thể tại Điều 19 Nghi định số 37/2015/NĐ- CP ngày 22/4/2015.
- Việc sử dụng hình thức nào để thanh toán phụ thuộc vào đối tượng của hợp đồng, điều kiện của chủ đầu tư, nguồn vốn sử đụng... Do vậy, không thể quy định chỉ sử dụng một hình thức thanh toán (mở LC) như kiến nghị của doanh nghiệp. Để tránh nợ đọng trong xây dựng, tại Điêu 17 Nghị định sổ 37/2015/NĐ-CP đã quy định về bảo đảm thanh toán đối với bên giao thầu.
- Đê khắc phục tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản, Luật Đầu tư công đã quy định các hành vi bị cấm trong đầu tư công, trong đó có hành vi yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt hoặc chưa được bố trí vốn kế hoạch, gây nợ đọng xây dựng. Đồng thời Luật Đầu tư công đã có quy định cụ thể về việc lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công, trong đó có kế hoạch đầu tư trung hạn và kế hoạch đầu tư hàng năm.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 51 Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 5 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định dự án phải có vốn mới được triển khai dự án và ký hợp đồng.