Qua theo dõi, đánh giá 15 năm thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế cho thấy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành, lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển. Hiến pháp nam 2013 và các văn bản liên quan, như, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016, Nghị quyết số 35/NQ-CP... đã cụ thể hóa vấn đề này theo hướng khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng phát triển bền vững, đẩy mạnh quá trình thoái vốn, sắp xếp lại, cổ phần hóa hệ thống doanh nghiệp quốc doanh nhằm nâng cao tính hiệu quả cho khu vực doanh nghiệp này, đồng thời tạo sự bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường Việt Nam... Hội nghị Trung ương 5 khóa XII hiện đã tiếp tục bàn các chủ trương, giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, trên nền tảng nhất quán coi ừọng sự tồn tại lâu dài của nên kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, qua theo dõi cho thấy, trên thực tế vẫn tồn tại một số hạn chế về mặt chính sách, pháp luật, cũng như tồ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực đầu tư kinh tế tư nhân. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ cùng với các Bộ, ngành tăng cường tham mưu, giúp Chính phủ tổng hợp, rà soát khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp để từ đó tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh thực thi pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sự phát triển kinh tế khu vực tư nhân, đáp ứng mục tiêu xầy dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
về nội dung phản ánh “không nhất quán trong việc giải thích quy định, sự bất thường trong thực thi pháp luật và những luật lệ không rõ ràng”
về vấn. đề này, Bộ Tư pháp nhận thấy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật thực sự minh bạch, thống nhất, bảo đảm việc áp dụng được thực hiện đầy đủ, nghiêm minhề Tuy nhiên, khách quan cho thấy, cải cách thể chế vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp, thủ tục hành chính vẫn còn gây phiền hà, chưa thực sự phù hợp với chuẩn mực chung của thế giớiẵ Do vậy, môi trường kinh doanh tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn còn rủi ro, dẫn đến một số vấn đề như: Tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn xảy ra; việc lạm dụng chức quyền, thanh ừa, kiểm tra, gây khó dễ cho doanh nghiệp vẫn còn... Đây thực sự là những rào cản cho doanh nghiệp phát triển. Để khắc phục thực trạng nêu trên, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đang đẩy manh thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc bãi bỏ hoặc đình chỉ áp dụng các quy định về điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, trái với quy định của pháp luật; đơn giản hóa và bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính không phù hợp (mục tiêu hàng năm cắt giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính) nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia... Bên cạnh đó, nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tăng cường phản ứng chính sách cũng đã được Chính phủ, Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành có liên quan thực hiện nhằm kịp thời tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp (Ngày 25/04/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 574/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của ngưòi dân, doanh nghiệp ứên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ), hướng đến mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể trong nền kinh tế.