Đề nghị xây dựng dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đã được Bộ Y tế thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm các thủ tục tổng kết, đánh giá quy định của pháp luật liên quan, xây dựng nội dung chính sách, đánh giá tác động chính sách, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân... Bộ Tư pháp đã tiến hành thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật này. Tại Phiên họp thường kỳ tháng 01/2017, Phiên họp Thường trực Chính phủ ngày 23/2/2017 và Phiên họp thường kỳ tháng 02/2017, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến và thông qua Đề nghị của Chính phủ của Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, trong đó có dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.
về sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chinh và nội dung của dự án Luật được thể hiện cụ thể tại hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật (xin gửi kèm theo). Theo đó, việc ban hành dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia trong năm 2018 là cần thiết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thực hiện việc kiểm soát giảm mức tiêu thụ và mức độ dễ tiếp cận đối vói rượu, bia; kiểm soát việc cung cấp và hạn chế tính sẵn có của rượu, bia; giảm tác hại và bảo đảm nguồn lực để phòng, chống tác hại của rượu, bia. góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân. hoàn thiện thể chế về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm trong đó có phòng, chống tác hai của rượu bia.
Dự án Luật này dự kiến quy định về các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác bao gồm: các biện pháp kiếm soát giảm mức tiêu thụ và mức độ dễ tiếp cận đối với rượu, bia; kiểm soát việc cung câp và hạn chế tính sẵn có của rượu, bia; giảm tác hại, bảo đảm nguồn lực để phòng, chống' tác hại của rượu, bia và Quỹ Nâng cao sức khỏe cộng đồng. Việc lựa chọn tên gội và phạm vi điều chỉnh của dự án Luật này xuất phát từ các lý do sau đây:
Thứ nhất, rượu, bia là các sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng và có nguy cơ gây ra các vấn đề xã hội khác. Các hậu quả của rượu, bia có thể xuất hiện ngay sau khi sử dụng rượu, bia (dù chưa lạm dụng) như: sau khi uông rượu, bia tham gia giao thông, vận hành máy móc có thể gây tai nạn[1]; sử dụng rượu, bia trong thời gian làm việc gây mất tập trung, mệt mỏi ảnh hưởng đến khả năng, năng xuất lao động; sử dụng rượu bia ảnh hưởng đến khả năng điều khiến hành vi nên dễ gây bạo lực, tội phạm[2]; phụ nữ mang thai, trẻ em, người mắc bệnh lý uống rượu, bia sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ;.... Sử dụng rượu, bia không đúng cách, thường xuyên còn có nguy cơ lạm dụng rượu[3], bia gây nên các vấn đề nghiêm trọng với sức khoẻ như bệnh tật, tử vong[4] và các vấn đề kinh tế - xã hội khác3. Do đó, tác hại của rượu, bia phải được nhận diện một cách đầy đủ bao gồm cả tác hại của việc sử dụng rưcm, bia và tác hại của việc lạm dụng rượu, bia. Việc phòng, chống cũng phải bảo đảm tính toàn diện bao gồm phòng chống tác hại cấp tính của sử dụng rượu, bia; phòng, chống lạm dụng rượu, bia và phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia chứ không chỉ phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia. Do vậy, tên Luật là phòng, chống tác hại của rượu, bia bảo đảm tính toàn diện, đầy đủ nhất mục tiêu, quan điếm và phạm vi điều chỉnh của Luật.
Bên canh đó, Tổ chức y tế thế giới và nhiều chuyên gia đã cảnh báo không có ngưỡng an toàn cho sử dụng rượu, bia. Hiện nay, trên thế giới cũng chưa có một khái niệm chuẩn về “lạm dụng rượu, bia” do có những sự khác biệt về quan điểm giữa các quốc gia và tùy thuộc vào cơ thể sinh học của từng cá nhân, chủng tộc. Đồng thời, trong thực tế chưa cần lạm dụng thì việc sử dụng rượu, bia đã gây ra nhiều tác hại, nếu đến khi lạm dụng mới phòng, chống tác hại của lạm dụng thì đã quá muộn, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn, khó khắc phục hơn, không bảo đảm tính dự phòng. Điều này cũng dễ dẫn đến cách hiểu sai về mục tiêu, quan điếm của Nhà nước ta là chỉ đến khi lạm dụng rượu, bia rồi mới phòng, chống tác hại của nó. Do vậy, tên Luật phù họp nhất là phòng, chống tác hại của rượu, bia theo đúng tên luật đã được đề cập tại Nghị quyết số 20/2011/QHXIII của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; nêu lây tên là Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia sẽ không bảo đảm rõ ràng, toàn diện về quan điểm và phạm vi điều chỉnh của Luật, làm giảm hiệu quả phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Thứ hai, mục tiêu của Luật là bảo vệ sức khỏe người dân khỏi tác hại của rượu, bia bằng việc kiểm soát để từng bước giảm cung và giảm cầu đối với rượu, bia. Vì vậy, Luật này tiếp cận dưới góc độ y tế công cộng, không tiếp cận dưới góc độ thương mại. Tất cả các biện pháp giảm cầu và kiểm soát nguồn cung của rượu, bia đều nhằm mục tiêu giảm tác hại của rượu, bia. Chỉ có các biện pháp kiểm soát kinh doanh có liên quan chặt chẽ đến giảm cầu, giảm cung và giảm tác hại của rượu, bia mới được quy định trong Luật này (hạn chế quảng bá, hạn chế tính sẵn có của rượu, bia, hạn chế sử dụng rượu, bia). Các biện pháp quản lý kinh doanh thuần túy đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác về thương mại, doanh nghiệp, đầu tư nên không quy định lại đế tránh trùng lắp và bảo đảm mục tiêu của Luật.6 Do đó, phạm vi điều chỉnh của Luật là các biện pháp kiểm soát giảm mức tiêu thụ và mức độ dễ tiếp cận đối với rượu, bia; kiểm soát việc cung cấp và hạn chế tính sẵn có của rượu, bia; giảm tác hại và bảo đảm nguồn lực để phòng, chống tác hại của rượu, bia là phù họp với mục tiêu, quan điểm xây dựng Luật và nhu cầu thực tiễn hiện nay.
Thứ ba, đồ uống có chứa cồn hiện nay bao gồm rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác. Trong đó rượu, bia là 2 sản phẩm đồ uống có chứa cồn phổ biến nhất, chiếm đến 99% thị phần tại Việt Nam. Các loại đồ uống có cồn khác có số lượng tiêu thụ tại Việt Nam rất ít, đa phần hàm lượng cồn thấp và chưa phổ biến chủ yếu là đồ uống pha chế tại các nhà hàng như nước ngọt có cồn, cốc tai.,,* Nguy cơ và tác hại chủ yếu hiện nay là từ các sản phẩm rượu và biaể Do đó, phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm cả rượu, bia và các đồ uống có cồn khác nhung vẫn lấy tên chung ngắn gọn là rượu, bia để bảo đảm phù hợp với điêu kiện thực tiễn và yêu cầu tuyên truyền của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thê hiện tính cảnh báo đối với nguy cơ, tác hại chủ yếu là từ rượu, bia, phù họp với điều kiện nhận thức chung của nhân dân hiện nay vê tác hại của rượu, bia đê người dân dễ hiểu, dễ thực hiện, tính khả thi cao hơn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, Chính phủ đã đề nghị đưa dự án Luật phòng, chổng tác hại của rượu, bia vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (theo Tờ trình, số 78/TTr-CP trinh ủy ban thường vụ Quốc hội về Đe nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, điều chỉnh Chương trình xây dụng luật, pháp lệnh năm 2017)ẳ Neu được Quốc hội chấp thuận đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, trong quá trình soạn thảo, Chinh phủ sẽ chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội bia, rượu, nước giải khát Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xây dựng, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật bảo đảm tính khả thi.