Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường không ngừng tăng cường công tác thanh ừa, kiểm ứa, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thanh tra trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trên địa bàn toàn quốc; qua đó nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp, nhất là chính quyền địa phương và các doanh nghiệp ừong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường. Bộ đã phát hiện nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và đã tiến hành xử lý vi phạm, buộc truy thu phí bảo vệ môi trường, bôi trường thiệt hại cho người dân, đồng thời buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm phải đầu tư các công trình xử lý chất thải đạt quy chuẩn về môi trường vói số tiền lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Nhằm tăng cường tính minh bạch và nhất quán ừong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; đặc biệt đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 vê xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP được ban hành sẽ tác động mạnh mẽ đên ý thức và nhận thức của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong công tác bảo vệ môi trường; buộc các cá nhân, tổ chức phải đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuât, kinh doanh và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, Bộ Tài nguỵên và Môi trường đang tiếp tục rà soát và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường theo hướng tăng cường công khai, minh bạch, công bằng và thống nhất giữa các thành phần kinh tế.
Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Bộ sẽ xây dựng cơ chế khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường; lập danh mục các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để người dân và cơ quan quản lý nhà nước giám sát; đẩy manh giải quyết, xử lý các kiến nghị, phản ánh của người dân về bảo vệ môi trường; tiếp tục triển khai xây dựng, vận hành và nâng cao hiệu quả cổng thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và công khai kêt quả giải quyết thủ tục hành chính; công khai kết quả tiếp nhận, xử lý kiến nghị của người dân và doanh nhiệp; đây mạnh cải cách thủ tục hành chính toong lĩnh vực bảo vệ môi trường; phát hiện, điều tra kịp thời, xử lý nghiêm minh và giải quyểt thỏa đáng các khiếu nại đối với các vụ việc vi phạm cạnh tranh, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đang.
Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn ủng hộ và khuyến khích các doanh nghiệp, tô chức, cá nhân đầu tư, sử dụng công nghệ mới, công nghệ xanh, sạch trong các dự án đầu tư. Việc chuyển đồi, hưởng tới sử dụng các công nghệ mới, công nghệ sạch là yêu cầu cơ bản của công cuộc công nghiệp hóa dựa vào tri thức cũng như yêu cầu để phát triển nhanh và bền vững đất nước. Thực hiện Chỉ thị số 25/CT- TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tổ chức nghiên cứu, rà soát và sẽ chủ trì, phối họp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất (ừong đó, ưu tiên, khuyên khích các công nghệ mới, công nghệ xanh) trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang khẩn trương rà soát, nghiên cứu và sẽ sớm hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường có lộ trình, hài hòa với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhàm tạo áp lực và động lực để các doanh nghiệp phải chuyển đổi và áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường.