Kiến nghị: Về yêu cầu chuẩn hóa lại toàn bộ hệ thống thủ tục hành chính tránh lãng phí, tối ưu hóa giá trị thông qua việc ứng dụng đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin. Việc ứng dụng phải được đồng bộ hóa trên cả nước, tránh tình trạng mỗi địa phương triển khai một cách khác nhau
Trả lời:
Hiện nay, toàn bộ thủ thủ tục hành chính ngành Công Thương đã được công bố trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, trên website của Bộ Công Thương.
- Về chuẩn hóa thủ tục hành chính: Thực hiện theo yêu cầu tại Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã hoàn thành công việc chuẩn hóa tên gọi và nội dung với toàn bộ thủ tục hành chính thuộc ngành Công Thương vào tháng 8 năm 2015 và trở thành Bộ đầu tiên hoàn thành công tác chuẩn hóa thủ tục hành chính. Năm 2016 và các năm tiếp theo, Bộ Công Thương tiếp tục cập nhật và ban hành danh mục thủ tục hành chính của Bộ Công Thương đã được chuẩn hóa toàn bộ tên gọi và nội dung thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Bộ GDĐT xin được tham gia trả lời nội dung có liên quan được giao như sau: Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Bộ GDĐT đã thực hiện:
+ Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học tổ chức triển khai chương trình khởi nghiệp cho sinh viên trong quá trình đào tạo, thông qua việc tổ chức triển khai chương trình khởi nghiệp cho sinh viên thông qua các hĩnh thức: đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo nhằm ừang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp; tạo môi trường thuận lợi để sinh viên hỉnh thành các ý tường khỏi nghiệp, phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng đó; kết nối các ý tưởng khỏi nghiệp của sinh viên với doanh nghiệp và những hình thức hỗ trợ khởi nghiệp khác phù hợp với điều kiện thực tế của trường, của địa phương và yêu cầu của ngành đào tạo.
+ Phối hợp với doanh nghiệp trong việc dạy học, đào tạo và nghiên cứu khoa học để có nguồn nhân lực phù họp với thị trường lao động. Trong đó, chú trọng phối hợp với doanh nghiệp trong việc tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia nghiên cứu thực tế, thực tập, thực hành tại các doanh nghiệp; gắn kết chặt chẽ quá trình đào tạo với môi trường làm việc thực tế của sinh viên sau khi ra trường để có nguồn nhân lực phù hợp với thị trường lao động.
+ Phối hợp với các Bộ, ban ngành như: Bộ Kế hoạchivà Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Yăn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng Đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Mục tiêu của Đề án là thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; các trường đại học, cao đẳng và trang cấp. Trang bị các kiến thức, kỹ năng về khỏi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thòi gian học tập tại các nhà trường, Jgóp phẩn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh
viên hình thành và biến các ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Dự thảo Đề án đã được Bộ GDĐT tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành và trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 253/TTr-BGDĐT ngàyl1/4/2017.