Bạn đọc hỏi:
Ông tôi qua đời và để lại di chúc toàn bộ tài sản cho bố tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi, bố tôi có phải chia tài sản cho những người con khác của ông không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2016:
Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Ông bạn có quyền để lại di chúc định đoạt toàn bộ tài sản cho bố bạn. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của di chúc như: nội dung, hình thức, thời điểm lập di chúc. Bạn cần cung cấp cho chúng tôi những thông tin cụ thể hơn nữa về vấn đề này để có thể nhận được tư vấn rõ ràng hơn. Điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật tài sản đó có thực sự là tài sản cá nhân của ông bạn và nội dung, hình thức di chúc đó hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, bố bạn vẫn có thể phải chia tài sản này cho những người con khác của ông bạn. Căn cứ Điều 644, Bộ luật dân sự 2005 những cá nhân sau được thừa kế tài sản mà không dựa vào di chúc:
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Bởi vậy, nếu các con của ông bạn nếu ai chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động vẫn có thể được nhận hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Bố bạn vẫn có thể phải chia cho các anh em mình phần tài sản theo quy định của luật pháp để đảm bảo việc sinh sống của họ.
Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp thêm, bạn đọc có thể gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật VOV.VN số 19006511 để được tư vấn./.