Chỉ thị đề cập đến nhiều nội dung nhưng đáng lưu ý, Thủ tướng yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ nhịp nhàng với tài khoá để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, kích thích tiêu dùng nội địa.
Chính sách tài khóa đã đủ "ngấm", doanh nghiệp phục hồi đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Tư liệu minh họa |
Đối với Bộ Tài chính, Thủ tướng yêu cầu Bộ điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp đồng bộ, hài hòa, linh hoạt với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh thủ tục giải ngân kinh phí triển khai các Chương trình xúc tiến thương mại của các bộ, ngành, địa phương nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công thương nghiên cứu giải pháp kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam
Không nhất thiết phải thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng
“Trước mắt, với mức tiềm năng tăng trưởng như hiện nay, thì không nhất thiết phải thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng. Việt Nam có thể thực hiện chính sách tài khóa dè dặt hơn, tức là quay trở lại như trước khi xảy ra dịch Covid-19”, ông Andrea Coppola nhấn mạnh./.
Đồng thời, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, đề xuất chính sách thuế đối với các dự án thu hút đầu tư sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu.
Dư luận gần đây đánh giá cao chính sách tài khóa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và cho rằng, các chính sách miễn giảm, gia hạn thuế phí đủ dài, đủ “ngấm” vào doanh nghiệp.
Vào trung tuần tháng 6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024.
Như vậy, từ năm 2020 đến năm 2024, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh. Trong đó, đáng chú ý nhất là chính sách miễn giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất.
Đây là lần thứ 5 chính sách gia hạn nộp thuế được áp dụng, và lần thứ 4 chính sách giảm thuế GTGT được thực hiện, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19.
Đánh giá về chính sách gia hạn thuế, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm- Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội cho rằng, chính sách này còn có ý nghĩa hơn cả việc giảm thuế. Mỗi năm, số tiền gia hạn thuế rất lớn, lên tới hơn trăm nghìn tỷ đồng, có thể coi như khoản tiền được hỗ trợ lãi suất 0%, giúp doanh nghiệp có vốn quay vòng, đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn.
Ngay cả thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh đi qua đã lâu, nhưng Quốc hội, Chính phủ vẫn tiếp tục đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi. Việc duy trì liên tục một chính sách chưa từng có tiền lệ được đánh giá là đủ lâu, đủ dài cho thấy sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ với người dân, doanh nghiệp trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Đẩy mạnh đầu tư công để hỗ trợ tổng cầu, hỗ trợ tăng trưởng. Ảnh: Tư liệu minh họa. |
Theo Bộ Tài chính, tổng quy mô hỗ trợ về thuế, phí trong giai đoạn 2020-2023 là khoảng 700 nghìn tỷ đồng. Nếu tính trong vòng 5 năm (2020-2024) gói hỗ trợ lên tới hơn 900 nghìn tỷ đồng. Đây là khoản tiền mà các doanh nghiệp đánh giá là đủ ngấm để hỗ trợ doanh nghiệp tồn tại và phục hồi sản xuất kinh doanh từ những năm tháng khó khăn nhất do Covid-19 gây ra và cho đến nay.
Mới đây, tại Thông báo số 384/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, thường trực Chính phủ đã đồng ý thực hiện giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước trong 3 tháng cuối năm nay. Nếu được thông qua thì đây sẽ là lần thứ 4 giảm một nửa lệ phí trước bạ đối với ô tô. Điều này kỳ vọng sẽ tiếp tục kích cầu tiêu dùng trong những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, gần đây, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến cáo nên trở lại duy trì chính sách tài khóa ở trạng thái bình thường như trước thời điểm dịch bệnh Covid-19. Các chính sách về thuế không nên lồng ghép trong các chính sách an sinh xã hội và việc giảm thuế kéo dài sẽ tác động tiêu cực tới an toàn, an ninh tài chính quốc gia.
Mới đây, trả lời câu hỏi liên quan đến việc có nên thực hiện điều chỉnh chính sách tài khóa, bao gồm cả chính sách thuế, phí quay trở lại trang thái bình thường, ông Andrea Coppola - chuyên gia Kinh tế trưởng WB nêu rõ, Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng trong thời gian qua nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân được thể hiện qua hai thành tố quan trọng: miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế, phí và tiền thuê đất giúp doanh nghiệp và người dân có thêm nguồn tài chính; đẩy mạnh đầu tư công để hỗ trợ tổng cầu, hỗ trợ tăng trưởng.
Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng khá tích cực, thậm chí dự báo đạt 6,5% vào năm 2025-2026, nhu cầu sử dụng các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế sẽ giảm dần.
Do đó, Chính phủ Việt Nam đang tính tới việc đưa các chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường, tức là áp dụng các chính sách thuế, phí như trước khi dịch bệnh xảy ra.
“Trước mắt, với mức tiềm năng tăng trưởng như hiện nay, thì không nhất thiết phải thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng. Việt Nam có thể thực hiện chính sách tài khóa dè dặt hơn, tức là quay trở lại như trước khi xảy ra dịch Covid-19”, ông Andrea Coppola nhấn mạnh./.
Gói hỗ trợ lên tới hơn 900 nghìn tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính, tổng quy mô hỗ trợ về thuế, phí trong giai đoạn 2020-2023 là khoảng 700 nghìn tỷ đồng. Nếu tính trong vòng 5 năm (2020-2024) gói hỗ trợ lên tới hơn 900 nghìn tỷ đồng. Đây là khoản tiền mà các doanh nghiệp đánh giá là đủ ngấm để hỗ trợ doanh nghiệp tồn tại và phục hồi sản xuất kinh doanh từ những năm tháng khó khăn nhất do Covid-19 gây ra và cho đến nay.
Theo Minh Anh (Thời báo Tài chính)
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/hai-hoa-cac-chinh-sach-tai-khoa-tien-te-thuc-day-tang-truong-158254.html