Bà Phan Trang (Bắc Giang) hỏi, việc vay vốn giữa 2 công ty nêu trên có được hiểu như khoản vay nước ngoài để áp dụng theo quy định của Thông tư số 12/2022/TT-NHNN về vay trả nợ nước ngoài hay không? Ngoài ra, công ty có phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định nào khác không?
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định, vay nước ngoài là việc bên đi vay nhận khoản tín dụng từ người không cư trú thông qua việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng vay, hợp đồng mua bán hàng trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ của bên đi vay.
Theo Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối (Pháp lệnh sửa đổi), "Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây: […]
b) Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức kinh tế); […]
i) Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam".
Theo nội dung bà Phan Trang nêu, doanh nghiệp FDI thuộc khu chế xuất được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam đều là người cư trú theo quy định tại Pháp lệnh nêu trên.
Do đó, giao dịch giữa 2 tổ chức này là giao dịch giữa 2 người cư trú, không phải là khoản vay nước ngoài nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư số 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
Bà Phan Trang (Bắc Giang) hỏi, việc vay vốn giữa 2 công ty nêu trên có được hiểu như khoản vay nước ngoài để áp dụng theo quy định của Thông tư số 12/2022/TT-NHNN về vay trả nợ nước ngoài hay không? Ngoài ra, công ty có phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định nào khác không?
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định, vay nước ngoài là việc bên đi vay nhận khoản tín dụng từ người không cư trú thông qua việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng vay, hợp đồng mua bán hàng trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ của bên đi vay.
Theo Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối (Pháp lệnh sửa đổi), "Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây: […]
b) Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức kinh tế); […]
i) Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam".
Theo nội dung bà Phan Trang nêu, doanh nghiệp FDI thuộc khu chế xuất được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam đều là người cư trú theo quy định tại Pháp lệnh nêu trên.
Do đó, giao dịch giữa 2 tổ chức này là giao dịch giữa 2 người cư trú, không phải là khoản vay nước ngoài nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư số 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
Theo Chinhphu.vn (Báo Chính phủ)
https://baochinhphu.vn/hieu-the-nao-la-khoan-vay-nuoc-ngoai-102240604111342202.htm