Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện thủ tục môi trường gì?

Tuy nhiên, bà Thủy chưa biết cơ sở của bà thuộc đối tượng nào vì cơ sở không phát sinh khí thải cần xử lý (có nguồn thải là máy phát điện dự phòng dùng dầu DO), nước thải 100 m3/ngày được tái sử dụng tưới cây hoàn toàn cho diện tích cây cà phê (của chủ cơ sở), chất thải nguy hại tầm 300 kg/năm.

Bà Thủy hỏi, với tình hình hiện tại, cơ sở của bà nên lập giấy phép môi trường hay đăng ký môi trường để bảo đảm quy định pháp luật?

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Đối với dự án/cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án bảo vệ môi trường, nếu toàn bộ nước thải sau xử lý đạt QCVN 01-195:2022/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng và được tái sử dụng để tưới cây (tưới gốc cho cây trồng) trong phạm vi khuôn viên dự án, không phát sinh khí thải phải xử lý, phát sinh chất thải nguy hại dưới 1.200 kg/năm,  theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường, dự án không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường mà phải thực hiện đăng ký môi trường theo quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.

Theo Đăng Khôi (Báo Chính phủ)

https://baochinhphu.vn/co-so-chan-nuoi-phai-thuc-hien-thu-tuc-moi-truong-gi-102230921164515089.htm