Do vậy, cứ đầu năm hoặc sau khi nằm viện ông T. đều phải đến y tế quận để xin giấy chuyển viện. Ông T. đề nghị cần tạo điều kiện cho những người mắc những bệnh nền mà các phòng y tế quận không có khả năng điều trị bệnh được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tuyến trên, để tránh phiền hà cho người bệnh.
BHXH quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014; Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT; Công văn số 08/BHXH-CSYT ngày 4/1/2021; Công văn số 452/BHXH-CSYT ngày 26/2/2021 của BHXH Việt Nam về việc thực hiện rà soát việc đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tại các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của đối tượng người tham gia BHYT hộ gia đình tại các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT tuyến Trung ương, tuyến tỉnh; Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 26/6/2019 của UBND TP. Hà Nội về việc nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình trên địa bàn TP. Hà Nội;
Sở Y tế và BHXH TP. Hà Nội đã có Văn bản hướng dẫn số 3982/HD-YT-BHXH ngày 17/3/2021. Theo đó, các trường hợp đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh của người tham gia BHYT theo hộ gia đình (mã thẻ GD) thực hiện điều chỉnh nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu chuyển về các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện, tuyến xã theo địa bàn thuận lợi khi khám, chữa bệnh. Trường hợp khi đi khám bệnh mà tình trạng bệnh vượt quá khả năng điều trị của tuyến cơ sở thì sẽ được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 40/2015/TT-BYT.
Theo Chinhphu.vn (Báo Chính phủ)
https://baochinhphu.vn/co-duoc-chuyen-noi-kham-chua-benh-ban-dau-len-tuyen-tren-102230228213346401.htm