Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Ban hành văn bản hướng dẫn điều kiện tự tổ chức huấn luyện ATVSLĐ của doanh nghiệp theo hướng tạo điều kiện để quy định trên đi vào thực tiễn: + cho phép doanh nghiệp tự xây dựng thời gian đào tạo, nội dung đào tạo... phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và đặc thù công việc, máy móc tại doanh nghiệp. + Yêu cầu về giảng viên: có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo

Chủ nhật, 24-11-2017 | 11:32:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Ban hành văn bản hướng dẫn điều kiện tự tổ chức huấn luyện ATVSLĐ của doanh nghiệp theo hướng tạo điều kiện để quy định trên đi vào thực tiễn: + cho phép doanh nghiệp tự xây dựng thời gian đào tạo, nội dung đào tạo... phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và đặc thù công việc, máy móc tại doanh nghiệp. + Yêu cầu về giảng viên: có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

Công văn: 3121A/PTM - VP, Ngày: 20/11/2017

Nội dung kiến nghị:

Điều 14 Luật ATVSLĐ: Huấn luyện ATVSLĐ tại cơ sở quy định:  Cho phép NSDLĐ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ cho một số nhóm NLĐ. Trường hợp doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các đối tượng này thì phải đáp ứng điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Tuy nhiên, quy định doanh nghiệp tự đào tạo phải đáp ứng các điều kiện như đối với tổ chức huấn luyện ATVSLĐ mà cụ thể hiện nay đang được quy định tại Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH với những điều kiện rất khắt khe, đặc biệt là về giảng viên., hoàn toàn không khả thi trong thực tế doanh nghiệp. Đồng thời. cũng không thể đảm bảo tính ""phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động và không gây khó khăn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh"" quy định tại khoản 5 Điều 14


Đơn vị phản hồi: Bộ Lao động. Thương binh và Xã hội

Công văn: 1397/LĐTBXH - PC, Ngày: 11/04/2018

Nội dung trả lời:

Đảm chất lượng huấn luyện, góp phần giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ TNLĐ-BNN, phát triển bền vững thông qua công tác huấn luyện để nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc ATVSLĐ cho người lao động.

Để thực hiện tốt công tác huấn luyện phải đáp ứng 3 yêu cầu chủ yếu, đó là, thứ nhất người huấn luyện phải có chuyên môn, kinh nghiệm, về ATVSLĐ, có kỹ nầng sư phạm; thứ hai, có tài liệu huấn luyện được biên soạn theo chương trình khung quy định, trong đó có những kiến thức, cơ bản về ATVSLĐ và những yêu cầu đặc thù về ATVSLĐ tại nơi sản xuất của doanh nghiệp; thứ ba, phải có cơ sờ vật chất, máy, thiết bị phù hợp để người lao động thực hành các kỹ năng, quy trình làm việc an toàn.

Như vậy, đây là quy định mở nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động thực hiện hoạt động huấn luyện khi đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Thực tế đến nay đã có nhiều doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu và chủ động thực hiện hoạt động huấn luyện như Tổng công ty hóa chất mỏ, Công ty cổ phần cảng Quảng Ninh, Công ty cổ phần lọc hóạ dầu Bình Sơn, Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Công ty Than Nam mẫu, Công ty Than Vàng danh, Công ty Ô tô Trường Hải... và nhiều doanh nghiệp khác.

Quy định như trên là nguyện vọng của nhiều doanh nghiệp trong quá trình xây dựng Luật ATVSLĐ và đã được bộ phận soạn thảo tiếp thu tại Điều 14 của Luật ATVSLĐ. Đối với doanh nghiệp nếu có vướng mắc trong việc triển khai chính sách này, đề nghị liên hệ với bộ phận chuyên môn của Cục ATLĐ để được hướng dẫn, hỗ trợ

Ý kiến bạn đọc (0)